Bạn có biết đa số hoa anh đào ở Nhật Bản đều được nhân bản vô tính và có cùng DNA?

Có lẽ mọi người đều biết đến hoa anh đào như một loài hoa tượng trưng cho đất nước Nhật Bản. Bạn có thể ngắm hoa anh đào ở nhiều khu vực của Nhật Bản từ cuối tháng 3 cho đến tháng 4. Vậy bạn có biết rằng đa số chúng đều được nhân bản vô tính và có cùng DNA hay không?

Thực ra, kỹ thuật nhân bản vô tính đã được phát triển từ thời đại samurai ở Nhật Bản. Những bông hoa xinh đẹp này khiến mọi người cảm nhận được mùa xuân đang đến sau những ngày đông lạnh giá và giúp cho tâm trạng của họ trở nên phấn chấn hơn.

Dù là con người hay thực vật cũng vậy, thông thường thì thế hệ tiếp theo sẽ được sinh ra bởi sự dung hợp giữa các cá thể trống và mái. Một cá thể mới sẽ được tạo ra từ DNA của cả hai, do đó bố mẹ và con cái sẽ có DNA khác nhau.

Nhưng hầu hết hoa anh đào Nhật Bản lại có DNA giống nhau. Bởi chính vì những hạt giống của cây hoa anh đào không thể tạo ra thế hệ kế tiếp một cách tự nhiên được.

Nhật Bản là đất nước trồng rất nhiều hoa anh đào. Có lẽ hơi quá khi nói rằng tất cả hoa anh đào ở Nhật đều được nhân bản vô tính, nhưng có thể nói giống cây anh đào Somei-yoshino được mọi người nhìn thấy nhiều nhất ở Nhật đều đã được nhân bản vô tính.

Cây anh đào Somei-yoshino được tạo ra bằng cách kết hợp hai loại hoa anh đào là Oshima-zakura và Edo-higan vào thời Edo, khi mà các samurai vẫn còn cầm quyền đất nước.

Không giống như công nghệ nhân bản ngày nay là điều khiển DNA bằng kính hiển vi, mà nó được tạo ra thông qua công việc tốn kém rất nhiều thời gian để lai hai loại hoa này cho ra một cá thể mới tối ưu hơn.

Nhưng kết quả là khi Somei-yoshino mới được sinh ra lại trở thành một cây khiếm khuyết về mặt sinh học, vì chúng không thể tự tạo ra các thế hệ kế tiếp về sau. Tuy nhiên, vì muốn để lại những cây anh đào Somei-yoshino xinh đẹp này, người xưa đã sử dụng một kỹ thuật gọi là giâm cành hoặc ghép cành.

Giâm cành là phương pháp cắt cành, chôn trong đất và chăm sóc từ từ cho đến khi có thể mọc ra rễ cây.

Còn ghép cành là phương pháp ghép cành cây vào một cây khác.

Tất nhiên, tất cả các cá thể được nhân bản bằng phương pháp này đều có cùng một DNA. Nếu thấy khó hiểu, bạn có thể thử liên tưởng rằng nếu như phương pháp này áp dụng ở người, thì tất cả các bản sao của một người sẽ đều có một khuôn mặt giống nhau.

Người ta nói rằng ở Nhật Bản có khoảng 10 triệu cây Somei Yoshino. Nên nếu ví như đó là con người, thì sẽ có đến 10 triệu người ở Nhật Bản có cùng một khuôn mặt đấy!

Abe Kengo
Xem thêm: