Cách tạo thiện cảm với người Nhật qua ứng dụng Line
Ngày nay, mọi người trên thế giới có thể giao tiếp với nhau dễ dàng thông qua các ứng dụng trên mạng xã hội như Facebook Messenger, Line, Zalo hay Wechat. Trong số đó, Line là ứng dụng phổ biến nhất ở Nhật Bản.
Tuy nhiên, người Nhật thường không giỏi thể hiện cảm xúc của mình, nên rất khó để có thể truyền đạt chính xác cảm xúc của bản thân đến đối phương qua tin nhắn.
Hơn nữa, bạn nên biết rằng trong cách giao tiếp của người Nhật, nhiều lúc họ có nói “thích” đi nữa thì cũng chưa chắc là như vậy. Vì vậy, nếu bạn muốn quen với một cô bạn gái hay một cậu bạn trai là người Nhật thì có lẽ bạn nên làm quen với điều này.
Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một trong những cách suy nghĩ của người Nhật là “Tôi sẽ thích bạn nếu như nhận được tin nhắn như thế này!”
Suy nghĩ về đặt câu hỏi
Khi thích một ai đó, chúng ta sẽ muốn biết được nhiều điều về người đó hơn. Nhưng có nhiều người Nhật lại không giỏi giao tiếp, nên họ lại chuyển câu chuyện sang các câu hỏi thông thường và người nghe chỉ cần trả lời “có” hoặc “không”. Như vậy sẽ khiến cuộc nói chuyện trở nên vô vị và kết thúc nhanh chóng.
Khi đặt câu hỏi, hãy suy nghĩ sao cho đối phương cảm nhận được sự thiện ý của bạn, hoặc những thông tin mà bạn nhận được từ họ có thể giúp ích cho bạn hoặc người khác.
Trả lời tin nhắn nhanh chóng
Ai cũng muốn nhận được hồi âm nhanh chóng từ những người mà họ yêu thương. Tuy đôi lúc bạn không thể trả lời tin nhắn ngay được vì bận công việc, nhưng hãy ưu tiên phản hồi tin nhắn sớm nhất có thể trong các mối quan hệ mà bạn xem trọng nhé. Vì khi đối phương cũng làm điều đó tương tự với bạn, bạn có thể hiểu được rằng họ đang bắt đầu cảm thấy coi trọng bạn hơn đấy!
Không viết tin quá ngắn
Người Nhật thường suy nghĩ rằng không ai muốn mất thời gian để viết tin nhắn dài cho một người mà họ không thích. Vì vậy, nếu bạn có thể gửi đến họ những đoạn tin nhắn dài đủ để truyền đạt cảm xúc của bạn, thì họ sẽ cảm thấy bản thân được tôn trọng và đánh giá cao về bạn đấy.
Cuối cùng là nhãn dán đi kèm
Dù cho có viết một tin nhắn dài thì bạn cũng có chắc rằng mình đã có thể truyền đạt đúng cảm xúc của bản thân hay không? Vậy thì lúc này bạn chỉ cần gửi một nhãn dán kèm theo, nó sẽ giúp bạn truyền đạt cảm xúc tốt hơn và khiến cho những tin nhắn của bạn trở nên thú vị hơn. Nhưng nếu bạn chỉ gửi nhãn dán mà không viết bất kì điều gì, thì đôi khi nó lại trở nên phản tác dụng đấy nhé!
Khi đối phương nhắn tin cho bạn vào ngày hôm sau
Sau khi đã kết thúc cuộc trò chuyện, đối phương lại nhắn tin đến cho bạn vào ngày hôm sau. Mặc dù cũng sẽ có khi họ gửi cho bạn những nội dung không liên quan đến đề tài của cuộc nói chuyện hôm trước, nhưng điều này cũng là do họ muốn nói chuyện với bạn mà thôi.
Tuy nhiên, rất khó để có thể suy đoán được chính xác cảm xúc của một người Nhật. Vì vậy, bạn cũng hãy cẩn thận để tránh trở thành trường hợp chỉ là do bản thân mình tự “ảo tưởng sức mạnh” đấy nhé!
Abe Kengo