Những người phụ nữ canh giữ lâu đài vào thời SAMURAI
Theo quan niệm của người Nhật từ xa xưa, đàn ông là người chiến đấu ngoài sa trường và phụ nữ là người chăm lo hậu phương. Tuy nhiên, cũng có một số người phụ nữa đã quên mất điều này khi họ đi theo SAMURAI để bảo vệ cho các tòa lâu đài.
Khi nhìn vào cái tên Ii Naotora, có lẽ bạn sẽ nghĩ đó là một người đàn ông, nhưng thực ra đó lại là một người phụ nữ. Cha cô ta là người bảo vệ hàng đầu của một tòa lâu đài và tên ông là Ii Tanijo. Do không có con trai, nên ông đã phải nhận con nuôi từ một người họ hàng.
Tuy nhiên, ông đã phải hy sinh trong một trận chiến và cả cậu bé con nuôi cũng bị ám sát. Ngoài ra, những người giữ chức vụ quan trọng trong lâu đài này cũng lần lượt hy sinh, khiến tòa lâu đài rơi vào tay kẻ thù.
Khi ấy, Naotora đã xuất gia và sống trong một ngôi chùa. Hay tin cha mình mất, cô đã quay trở lại chiến đấu và trở thành người đứng đầu của lâu đài Iinoya. Tuy đã có thể chiếm lại lâu đài, nhưng chỉ sau 2 năm Iinoya lại tiếp tục bị một quốc gia khác xâm lược và phải đầu hàng. Người ta nói rằng cô đã tiếp tục chiến đấu đến hơi thở cuối cùng bên những đội quân thiện chiến của mình.
Nếu bạn quan tâm đến lịch sử Nhật Bản, chắc có lẽ bạn cũng sẽ biết một nhân vật tên là Oda Nobunaga. Vào thời điểm đó, phụ nữ giới quý tộc thường bị buộc phải kết hôn với các nhà chính trị của nước khác để tạo quan hệ hữu hảo giữa hai nước.
Dì của Oda lúc ấy là Otsuyanokata cũng vậy, bà đã phải kết hôn với một lãnh chúa sống trong một tòa lâu đài ở một quốc gia khác. Tuy nhiên, do chồng bà mất sớm vì bệnh, nên Otsuyanokata đã tiếp quản và trở thành nữ lãnh chúa xinh đẹp của lâu đài Iwamura.
Vào thời điểm đó, Takeda Shingen là người có thế lực quân sự rất hùng mạnh đã dẫn quân tấn công lâu đài Iwamura. Để bảo vệ những quân lính và người dân trong lâu đài, Otsuyanokata đã phải kết hôn với một thành viên trong gia đình Takeda và gia nhập vào đội quân của ông ta.
Sau này, quân đội của Takeda bị quân của lâu đài Iwamura tiêu diệt và Oda mặc dù đã đầu hàng nhưng cô vẫn bị buộc tội phản quốc và đem đi xử tử.
Tuy người phụ nữ Nhật Bản ngày xưa không có được nhiều sự lựa chọn cho cuộc sống của chính họ, nhưng khi cần thiết họ vẫn có thể thay nam giới chiến đấu và hy sinh vì quốc gia của mình.
Abe Kengo