Từ học “学ぶ” mang ý nghĩa như thế nào ở Nhật Bản?

Có lẽ những người học tiếng Nhật ai cũng đều biết từ “学ぶ” có nghĩa là học. “学ぶ” không chỉ dành riêng cho việc học ở trường lớp, mà nó còn được dùng trong công việc.

Dù cho đó là những điều về gia đình hay các mối quan hệ giữa con người với nhau, thì con người chúng ta vẫn luôn phải học hỏi không ngừng. Nguồn gốc của từ này bắt nguồn từ tiếng Nhật là “manebu”.

Trong ngôn ngữ hiện đại, nó có ý nghĩa là “bắt chước”. Đây chính là cách học của người Nhật, nên hôm nay tôi muốn giải thích rõ hơn với các bạn về ý nghĩa của từ “học” (学ぶ).

Trong giới võ thuật Nhật Bản, có một từ là “shuhari” (守破離). Tất nhiên không riêng gì võ thuật, đây là một từ dùng để giải thích về tuần tự trong việc học bất cứ thứ gì.

Tuân thủ ()

Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, đó là hãy làm theo lời dạy của người thầy. Nói cách khác, nó có nghĩa là “bắt chước”.

Có thể một số người sẽ nghĩ rằng những gì người thầy, hay các bậc tiền bối làm lúc ban đầu là vô ích và ngu ngốc. Vì họ cho rằng thời đại ngày nay đã khác, có rất nhiều phương thức công nghệ tiên tiến hiện đang được sử dụng rộng rãi.

Nhưng đợi một chút! Thực ra đó cũng là những phương pháp đã được đúc kết từ kinh nghiệm tích lũy lâu năm của các bậc tiền bối mà thôi.

Vậy nên cho dù ngay cả khi bạn nghĩ điều đó là vô nghĩa ở thời đại này, thì đầu tiên tôi khuyên bạn cũng hãy nên sao chép nó một cách kỹ lưỡng. Sau đó xem đi xem lại cách làm nhiều lần, bạn sẽ có thể thấy được ý nghĩa thật sự từ trong cách làm này đấy.

Dù thời thế có thay đổi đi chăng nữa, nhưng nhu cầu của con người không thay đổi nhanh chóng như vậy. Ngay cả khi công nghệ, phương thức giao tiếp và phương pháp tổ chức mọi thứ thay đổi, thì đó chỉ là sự thay đổi trong phương pháp, còn bản chất của mọi thứ vẫn như vậy.

Ví dụ như hoạt động mua sắm của khách hàng đang chuyển từ mua sắm tại cửa hàng sang Internet, nhưng thực tế không có sự khác biệt lớn trong cách trưng bày những sản phẩm mà con người muốn có.

Trước hết, hãy bắt chước một cách triệt để những lời được dạy và luôn ghi nhớ điều này. Nếu chúng ta không làm được điều này, thì việc ứng dụng sẽ là vô ích.

Phá vỡ ()

Sau khi bắt chước kỹ lưỡng và hiểu được ý nghĩa thực sự, hãy thử thay đổi phương thức một chút. Điều này có nghĩa là phá cách.

Bạn chỉ có thể phá cách khi đã thực sự hiểu biết về nó. Nếu bạn làm điều này khi chưa thật sự hiểu về ý nghĩa của nó, thì điều đó chẳng khác gì với việc bạn đang phá hủy chúng.

Chẳng khác gì một đứa trẻ tập đi xe đạp mà không biết bẻ lái, không biết phanh, chỉ biết chạy lung tung mà không hiểu gì về luật lệ giao thông. Bạn có nghĩ rằng những đứa trẻ như vậy sẽ có thể tự mình chế tạo ra những chiếc xe đạp chắc chắn và an toàn?

Rời xa ()

Có nghĩa là bắt đầu rời xa người thầy và đi theo con đường của riêng bạn. Nói cách khác, nó mang ý nghĩa là độc lập.

Trong võ thuật, người ta gọi đó giống với việc bạn nhận được đầy đủ giấy phép và chứng nhận vậy. Tôi đã được sư phụ cho phép đi trên con đường của riêng mình vì tôi đã có thể tạo ra những điều mới dựa trên lời dạy của sư phụ và những suy nghĩ của riêng tôi.

Đối với các cửa hàng, chúng tôi sử dụng thuật ngữ gọi là “chia sẻ thiện chí”. Nó có nghĩa là xin phép người chủ để kinh doanh bằng cách sử dụng bảng hiệu của cửa hàng.

Theo thuật ngữ hiện đại, nó tương tự như nhượng quyền thương mại. Nhưng trong trường hợp nhượng quyền thương mại, đó không phải là con đường ban đầu vì bạn chỉ làm theo những gì bạn được bảo mà thôi. Vậy nên nó không đúng với “shuhari”.

Nó không phải để đánh giá kỹ năng của bạn, nên bạn có thể thấy được ý nghĩa hoàn toàn khác với việc hoàn thành “shuhari”.

Bằng cách này, Nhật Bản đã tiếp tục bảo vệ được truyền thống của mình hàng trăm, thậm chí 1.000 năm. Tất nhiên, vì thời đại đã thay đổi nên việc giữ nguyên chính xác hình dạng như lúc ban đầu là điều không thể.

Hình dạng dù có đang dần thay đổi, nhưng có một điều căn bản không nên thay đổi. Đó là “bản chất của sự vật”.

Tôi đã làm việc trong ngành công nghệ thông tin ở Nhật Bản từ năm 1998. Vào khoảng thời gian này, Internet đã nhanh chóng trở nên phổ biến ở Nhật Bản. Mọi người đều nói rằng Internet sẽ thay đổi thế giới, nhưng “bản chất của mọi thứ” vẫn không thay đổi.

Ngành công nghiệp âm nhạc là một ví dụ điển hình.

Băng cassette → CD → Tải xuống → Dịch vụ ứng dụng với mức phí cố định

Phương thức để chúng ta tiếp nhận âm nhạc đã thay đổi nhiều đến mức khiến nhiều người nói rằng âm nhạc không kiếm ra tiền. Thật sự là CD không còn có thể bán chạy trên thị trường.

Một số người nói rằng các dịch vụ ứng dụng với mức phí cố định đã làm giảm thu nhập của những người làm âm nhạc. Một vấn đề khác chính là sự gia tăng các trang mạng có thể tải bài hát xuống một cách bất hợp pháp.

Tuy nhiên, bản chất mà cách khách hàng nghe nhạc đã thay đổi hay chăng? Điều đó hoàn toàn không hề thay đổi. Khi lái xe, khi buồn, khi vui, người ta muốn có âm nhạc trong nhiều tình huống khác nhau.

Tôi yêu âm nhạc vì tôi bị thu hút bởi thứ âm nhạc gần gũi với cảm xúc của tôi lúc bấy giờ. Cho dù đó là băng cassette hay những bản nhạc tải xuống bất hợp pháp.

Chỉ có công nghệ đã thay đổi. Giữa sự thay đổi của các công nghệ này, một số người đang thay đổi cách kinh doanh và tăng lợi nhuận của họ. Những người chỉ chăm chăm “bán nhạc” mà không biết đánh giá “bản chất người nghe nhạc” đã thất bại và chỉ biết kêu ca về sự tiến hóa của thời đại.

Ngày nay, thời thế đang thay đổi và sự phát triển của công nghệ đang tăng tốc nhanh chóng. Chỉ những ai hiểu được “bản chất” sự việc, mới có thể tồn tại được trong đó.

Tôi cho rằng nếu bạn có thể suy nghĩ lại về quan niệm “shuhari”, sau đó chuyên tâm để tìm kiếm một người thầy tuyệt vời cho mình. Chắc chắn bạn sẽ có thể làm phong phú hơn cuộc sống của bản thân mình trong 10 năm tới đấy.

Abe Kengo
Xem thêm: