Ngay cả phân người cũng có thể đổi thành tiền trong thời đại Edo
Trong khi Trái Đất đang phải đối mặt với các vấn đề như thiếu lương thực, nóng lên toàn cầu, hay thiếu nguồn cung cấp. Các từ ngữ như “bền vững” và “đạo đức” đã được sử dụng từ thời rất xa xưa ở Nhật Bản.
Trên thực tế, Nhật Bản đã từng xây dựng nên một thành phố bền vững từ 300 năm trước. Đó là Edo, tương ứng với Tokyo ngày nay.
Edo vào thời điểm đó nhỏ hơn nhiều so với Tokyo ngày nay, nhưng Edo từng có dân số từ 1.000.000 đến 1.250.000 người. Đồng thời Paris ở Pháp có 670.000 người và London ở Anh có 860.000 người, khiến Edo được xem là thành phố lớn nhất thế giới lúc bấy giờ.
Làm thế nào để Edo có thể tạo nên được một dân số lớn như vậy? Bởi vì đó đã từng là một thành phố vô cùng bền vững. Vậy chúng ta hãy cùng xem quan điểm về sự bền vững trong cuộc sống là như thế nào nhé.
Phân trong nhà vệ sinh
Dường như vào thời điểm đó, Paris là một thành phố rất hôi hám. Vì không có nhà vệ sinh xả nước, nên người ta thường cất phân vào hộp và ném ra ngoài cửa sổ vào ban đêm.
Chỉ cần tưởng tượng thôi, bạn cũng có thể hình dung được mùi hôi trong thành phố khủng khiếp đến thế nào phải không?
Chính điều này đã cho ra đời nền văn hóa nước hoa tại đây. Giày cao gót cũng ra đời để tránh những thứ bẩn thỉu dưới đất.
Ngược lại ở Edo, phân có thể đổi thành tiền nên không ai muốn vứt chúng đi một cách lãng phí. Người ta mua chúng làm phân bón và sử dụng để trồng rau.
Bán phân trở thành một nguồn thu nhập quan trọng đối với người dân thường. Có vẻ như nếu bạn ăn thức ăn ngon, thì phân cũng sẽ có chất lượng tốt hơn và giá trị ngôi nhà của bạn cũng sẽ thay đổi.
Trong một bối cảnh phổ biến ở các bộ phim truyền hình và các bộ phim cổ trang về thời đại samurai. Một người đàn ông nghèo tên là Nagaya sống trong một khu nhà ở xã hội rẻ tiền, đã đánh nhau với người chủ keo kiệt.
Những người sống ở đây nghèo đến mức họ không biết phải sống thế nào nếu phải dọn ra ngoài, nhưng khi muốn phàn nàn với chủ nhà thì họ sẽ nói: “Tôi sẽ không đi ị trong ngồi nhà của ông nữa.”
Vì thật ra việc bán phân của những người sống tại đây đem lại một nguồn thu lớn cho chủ nhà, nên có thể xem đây là giao dịch giữa những người dân nghèo và chủ nhà.
Bát đĩa bị hỏng
Ngay cả khi bát đĩa bị hỏng, chúng cũng sẽ không bị người ta vứt đi. Có một kỹ thuật gọi là yakitsugi, dùng để nối các mảnh vỡ lại với nhau.
Các đường nối có thể được nhìn thấy rõ ràng, nhưng từ việc xem chúng như một trong những cá tính riêng của nghệ thuật, chúng đã không còn bị xem là rác nữa.
Vật đúc
Nếu bạn sử dụng xoong, nồi bằng kim loại lâu ngày sẽ bị thủng lỗ và cũng sẽ có những chuyên gia sửa lại chúng.
Những người thợ thủ công có thể sửa chữa bất cứ thứ gì
Giống như bên ngoài chiếc đèn lồng và ô dù được làm bằng giấy, nên nếu chúng có rách cũng có thể thay thế được. Guốc thay cho giày có thể được sử dụng lại nhiều lần, chỉ bằng việc thay thế đi phần bị mòn.
Thương nhân sẽ mua mọi thứ
Họ mua giấy cũ để làm giấy tái chế và thậm chí mua những ngọn nến còn sót lại để tái sử dụng. Trên đường không có giấy rơi vãi vì người ta sẽ mua chúng, nên sẽ có người nhặt để đem đổi lấy tiền. Cũng có thương lái mua cả tro sau khi đốt củi.
Kimono cũng được tái sử dụng
Khi một bộ kimono cũ được cởi bỏ, nó sẽ trở thành tấm vải dài như ban đầu. Bạn có thể làm một bộ kimono mới từ nó, hoặc có thể làm phụ kiện bằng những phần còn sử dụng được.
Một thành phố với những tái chế triệt để. Dù lượng rác không phải là con số không, nhưng bạn có thể thấy rằng ở Edo thời bấy giờ hầu như không có rác.
Tất cả chúng ta, những người đang nói về sự bền vững và đạo đức, chẳng phải hoàn toàn có thể học được nhiều hơn từ Edo của 300 năm trước hay sao?
Abe Kengo