Người Bồ Đào Nha đã hoàn thiện ngôn ngữ Nhật Bản như thế nào?

Ngôn ngữ Nhật đã trải qua nhiều thay đổi khác nhau cho đến khi đạt đến hình thức hiện tại. Chữ Hán vốn không có trong ngôn ngữ Nhật, nhưng đã được du nhập vào từ Trung Quốc. Từ đó, dẫn đến sự ra đời của bảng chữ hiragana và katakana.

Đây là một hệ thống ngôn ngữ phức tạp được tạo ra bởi người Nhật, nhưng bạn có biết rằng người Bồ Đào Nha đã tạo ra một phần vô cùng quan trọng trong đó?

Nhiều loại chữ viết trong tiếng Nhật ngày nay dẫn đến việc gây khó khăn cho người học. Tuy nhiên, tiếng Nhật gốc còn khó hiểu hơn rất nhiều.

Từng có một “sự mơ hồ” trong tiếng Nhật khi không có sự thống nhất giữa chữ viết và cách phát âm. Ví dụ như từ “Nhật Bản”, được viết là “Nippon” bằng chữ hiragana hiện tại. Nhưng trong tiếng Nhật cổ, nó được viết là “Nihon” và phát âm là “Nippon”. Ngoài ra, từ “học” được viết là “Manafu” trong tiếng Nhật cổ và được đọc là Manabu.

Trong chữ hiragana hiện đại, có dấu ký tự tròn ○ ở góc trên bên phải chữ viết như papipupepo, hoặc ký tự có hai dấu chấm ” ở góc trên bên phải như gagigugego. Những ký tự này trước đây đều không có trong tiếng Nhật.

Với cách phát âm trong tiếng Nhật cổ, sẽ rất khó để có thể nói chuyện. Vì thế, người ta đã tự ý phát âm từ “học” thành Manabu. Hiếm có một ngôn ngữ nào mơ hồ đến mức, mọi người phải phán đoán dựa theo ngữ cảnh như nếu phát âm thế này thì liệu có khó nói hay không.

Để điều chình lại một ngôn ngữ khó như tiếng Nhật, chính người Bồ Đào Nha đã thêm các bảng chữ cái vào đó.

Những người truyền giáo đến Nhật Bản vào thế kỷ 16. Họ cảm thấy mệt mỏi với sự mơ hồ của tiếng Nhật, nên cuối cùng họ quyết định thêm vào các bảng chữ và sắp xếp lại các ki hiệu cũng như cách phát âm.

“Sự mơ hồ” này không chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ, mà còn tồn tại trong các mối quan hệ con người. Dù thích hay không thích, người Nhật cũng không nói rõ ràng và cứ làm nó “mơ hồ” thôi.

Cả màu sắc cũng vậy. Các thiết kế của Nhật Bản thường sử dụng các màu trung tính tinh tế hơn là các màu sáng. Việc làm vườn cũng thế, trái ngược với những khu vườn của Anh đối xứng hai bên và rõ ràng, những khu vườn của Nhật Bản được thiết kế dựa trên khái niệm của sự mơ hồ. Tùy vào góc độ của người xem mà vẻ đẹp của các cảnh quan cũng sẽ khác nhau.

“Sự mơ hồ” là nền tảng của vẻ đẹp Nhật Bản, nhưng chính điều này thường gây ra sự khó hiểu về văn hóa Nhật Bản đối với người nước ngoài. Liệu bạn có thể tiếp nhận được những “sự mơ hồ” này của người Nhật hay không?

Abe Kengo
Xem thêm: