Người Nhật thường làm gì để bảo vệ những ngôi nhà gỗ khỏi hỏa hoạn?
Ở thời đại hiện nay, những chiếc xe cứu hỏa sẽ đến ngay khi có một đám cháy bùng phát. Thế bạn có biết người Nhật ngày xưa đã làm thế nào khi có hỏa hoạn hay không?
Lần này, tôi sẽ giới thiệu với bạn về phiên bản lính cứu hỏa ở thời đại samurai.
Các vấn đề về nhà ở tại Nhật Bản
Đầu tiên, đó là vấn đề về các tòa nhà. Bởi vì cấu trúc của chúng phần lớn là bằng gỗ nên rất dễ cháy.
Bên cạnh đó là mật độ dân số dày đặc. Edo từng là thành phố lớn nhất thế giới vào thời điểm đó. Nhà cửa nơi đây dày đặc đến mức một khi có hỏa hoạn, đám cháy sẽ nhanh chóng lan sang các ngôi nhà lân cận.
Ngoài ra, khí hậu cũng là một vấn đề nan giải. Cũng giống với ngày nay, không khí vào mùa đông ở Edo lúc đó rất khô. Dù chỉ là một cơn gió thổi từ trên núi xuống, nó cũng có khả năng làm bắt lửa và gây ra một vụ hỏa hoạn lớn.
Đại hỏa hoạn kinh hoàng
Đó trận hỏa hoạn vào năm 1657, đã thiêu rụi gần như hoàn toàn thành phố Edo. Mọi người đã không thể tìm được lối thoát và đành bị thiêu rụi bởi đám cháy. Kết quả khiến hơn 100.000 người đã thiệt mạng. Ngoài ra, không chỉ có vụ cháy này mà còn rất nhiều vụ cháy khác cũng đã xảy ra ở Edo.
Chúng ta hãy xem qua tổ chức chữa cháy Hikeshi ở thời kỳ Edo, hay theo cách gọi hiện đại là lính cứu hỏa đã từng hoạt động tích cực như thế nào nhé.
Hả? Cây gậy màu mè đó là gì vậy?
Làm thế nào để có thể dập lửa với những thứ như thế này?
Có lẽ sẽ có nhiều người thắc mắc như thế, nên tôi sẽ giải thích tình huống chữa cháy thực tế bằng hình ảnh khác dễ hiểu hơn.
Chính là đây. Nhưng trông không giống như họ đang chữa cháy tí nào phải không?
Bởi vì lính cứu hỏa ở thời Edo không dập lửa. Những gì họ đang làm là cố gắng phá hủy ngôi nhà chưa cháy bên cạnh, để ngọn lửa không lan sang những ngôi nhà lân cận.
Việc phá hủy những ngôi nhà bên cạnh chính là cách mà họ ngăn không cho đám cháy lan rộng hơn. Tất nhiên người ta cũng có sử dụng nước, nhưng đây có lẽ là giải pháp tốt nhất trong thời đại chưa có máy bơm và không có đủ nước để dập lửa.
Vậy còn cây gậy màu mè đó là gì? Liệu người ta dùng nó để quạt cho mát chăng?
Thật ra nó chỉ là một cây gậy màu mè để cổ vũ mà thôi. Nó được gọi là Matoi, chức năng của nó là giúp nâng cao tinh thần của đồng đội đang thực hiện hoạt động chữa cháy (nói đúng hơn là hoạt động phá hoại), bằng cách người ta sẽ khua cây gậy và hét lớn để cổ vũ mọi người.
Những người anh hùng Hikeshi
Việc nhảy vào ngọn lửa nguy hiểm và đóng một vai trò tích cực trong hoạt động phòng cháy, đã khiến người dân Edo vô cùng ngưỡng mộ và xem Hikeshi là những anh hùng.
Có rất nhiều hình dạng khác nhau về chiếc áo khoác mà Hikeshi sử dụng, đó cũng là bằng chứng để nhận biết đội chữa cháy nào đã khắc phục được đám cháy. Trong bất cứ vụ hỏa hoạn nào, ai cũng muốn mình là người đầu tiên nhảy ra khỏi đó và nâng cao chiếc áo khoác này.
Bởi vì đây là niềm tự hào của một người lính cứu hỏa thời bấy giờ, nên không có gì lạ khi họ luôn tranh nhau để giành lấy địa bàn hoạt động. Nhưng thay vì điều đó, có lẽ người dân sẽ muốn bọn họ có thể nhanh chóng dập được lửa thì hơn…
Ngoài việc thành lập các tổ chức Hikeshi, thành phố Edo còn tạo ra nhiều con sông nhỏ với mục đích để ngăn chặn sự lây lan của ngọn lửa. Cho đến ngày nay Nhật Bản vẫn tồn tại một nỗi sợ mang tên “hỏa hoạn”, vì đa số các tòa nhà đều được làm bằng chất liệu gỗ.
Tuy nhiên, Nhật Bản cũng đang ra sức hiện đại hóa để nâng cao tính an toàn cho các đô thị, thông qua việc phát minh ra các vật liệu xây dựng khó cháy nổ và tăng cường lắp đặt các thiết bị chữa cháy hiện đại.
Abe Kengo