Hầu hết samurai trong phim đều sử dụng kiếm Nhật sai cách?

Bạn đã bao giờ xem một bộ phim về samurai chưa? Thật kịch tính với âm thanh của những thanh kiếm va vào nhau, những chiêu thức phòng thủ để né các đòn tấn công và sau đó hạ hết kẻ địch cùng một lúc.

Nhưng sự thật có đơn giản như vậy không? Đó sẽ là một sai lầm lớn nếu như bạn sử dụng kiếm Nhật để phòng thủ. Hơn nữa nếu đó là một samurai, chắc hẳn kỹ năng của anh ta sẽ bị mọi người đánh giá là rất tệ!

Tại sao lại nói như vậy? Tôi sẽ chỉ bạn đâu mới là cách sử dụng kiếm Nhật đúng, nhưng tôi khuyến cáo bạn không nên thực hành theo đâu nhé.

Sự khác nhau giữa kiếm Nhật và kiếm châu Âu

Một thanh kiếm Nhật sẽ có trọng lượng khoảng 1 đến 1,5 kg. Trong khi một thanh kiếm châu Âu lại nặng từ 1,5 đến 3 kg và phải cầm bằng hai tay. Tại sao trọng lượng của chúng lại chênh lệch đến như vậy? Tất nhiên sẽ có liên quan đến sự khác nhau về hình dáng, nhưng lý do chính nằm ở cách sử dụng của từng thanh kiếm.

Mục đích thiết kế của kiếm châu Âu là để đâm xuyên qua lớp áo giáp dày của quân địch, nên người ta coi trọng độ nặng còn hơn cả độ sắc bén của thanh kiếm.

Còn mục đích thiết kế của kiếm Nhật là để chém, nên độ sắc bén và tốc độ sử dụng kiếm được ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, ta có thể thấy cách sử dụng của kiếm Nhật và kiếm châu Âu là hoàn toàn khác nhau.

Tại sao kiếm Nhật lại được thiết kế cong vào?

Không phải vì người Nhật không có công nghệ để làm làm kiếm thẳng, mà có hai lý do đó là:
Đầu tiên, thiết này sẽ giúp cho việc rút kiếm ra khỏi vỏ dễ dàng hơn. Lý do còn lại là để có thể chém dễ dàng và chính xác. Việc thiết kế thanh kiếm cong vào sẽ giúp bạn chém trúng mục tiêu theo đường chéo hiệu quả hơn.

Cũng giống như khi ta thái rau hay thịt bằng dao, thay vì phải cắt theo phương thẳng đứng thì việc cắt theo một góc xéo sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Do dao nhà bếp thường ngắn và vật được cắt không thể chuyển động, nên có lẽ sẽ hơi khó để có thể cảm nhận rõ hiệu quả của thiết kế này bằng việc cầm một thanh kiếm Nhật thật sự.

Việc đỡ đòn tấn công của đối thủ bằng kiếm sẽ là một sai lầm lớn!

Có những cảnh phim trong lúc chiến đấu, các nhân vật thường dùng kiếm Nhật để đỡ những đòn tấn công của kẻ thù. Có thể bạn trông thấy samurai thật sự rất “ngầu” khi họ sử dụng kiếm thay cho khiên, nhưng nếu nghĩ như vậy thì bạn đã lầm rồi.
Bởi một thanh kiếm Nhật được làm ra rất mỏng, nó sẽ bị biến dạng qua các đòn tấn công liên tục từ kẻ thù. Thế thì liệu bạn còn có thể chém đứt lìa vật gì đó với một thanh kiếm méo mó như vậy không? Đó là điều hoàn toàn không thể xảy ra.

Như vậy, cách sử dụng kiếm Nhật đúng là phải né tránh được những đòn tấn công của đối thủ càng nhiều càng tốt, chứ không phải như cách đánh giáp lá cà như thường thấy trong phim ảnh đâu nhé.

Cách phòng thủ tốt nhất chính là tấn công

Tuy nói nên tránh những đòn tấn công của đối thủ, nhưng cách tốt nhất đó là bạn không nên để cho đối thủ có cơ hội tấn công mình. Bởi nếu ai ra tay trước, thì người đó nhất định sẽ giành được thế chủ động. Trong kiếm thuật Nhật Bản có một kỹ thuật gọi là “iai”. Chúng ta hãy cùng xem qua các kỹ thuật của bậc thầy kiếm đạo Kuroda Tetsuzan nhé.

Cách dùng kiếm của Kuroda nhanh đến mức bạn không thể nhìn thấy kịp khi ông ấy rút kiếm ra. Đây mới là cách sử dụng kiếm Nhật đúng khi chiến đấu với kẻ thù.

Thực tế kiếm Nhật sẽ không được sử dụng nhiều trong chiến đấu

Tôi rất tiếc khi phải nói bạn biết rằng thực tế là các samurai thường không chiến đấu bằng kiếm Nhật. Vì vũ khí chính trong chiến tranh là cung tên và bạn có thể dễ dàng hạ được hàng loạt quân địch với khoảng cách hơn 200m, điều mà một thanh kiếm Nhật không thể nào làm được.

Những cảnh xông ra chiến trường và giết địch bằng kiếm thật ra chỉ là những giả tưởng ở trong các bộ phim cổ trang mà thôi. Vậy nên kiếm Nhật thường chỉ được sử dụng nhiều trong các trận đấu “tay đôi” là chính.

Một điều cuối cùng đó là sau khi chém đối thủ, bạn thường xem thấy các nhân vật vung kiếm xuống và sau đó tra vào vỏ. Tuy nhiên, nếu máu còn sót lại trên thanh kiếm sẽ làm kiếm bị rỉ sét. Kể cả khi bạn có vẩy kiếm xuống, cũng không thể nào làm sạch hết được vết máu trên thanh kiếm. Vì vậy, thanh kiếm Nhật sau mỗi trận chiến cần phải được lau sạch bằng một mảnh vải trước khi tra vào vỏ.

Nếu như quay ngược về thời gian, với những kiến thức này biết đâu bạn có thể sẽ trở thành một samurai vĩ đại cũng không chừng đấy!

Abe Kengo
Xem thêm: