Ishihara Kanji – Vị tướng quyết chống lại Mỹ đến cùng sau khi Nhật Bản bại trận

Khi Nhật Bản bại trận và toàn bộ người dân nước này đều đã đầu hàng, những quốc gia đồng minh thắng trận bắt đầu tổ chức các phiên tòa xét xử để bỏ tù tội phạm chiến tranh. Thế nhưng có một người tên là Ishihara Kanji đã kiên quyết chống lại cả nước Mỹ cho đến hơi thở cuối cùng.

Nguyên nhân chiến tranh

Một trong những nguyên nhân gây ra Thế chiến thứ hai bắt nguồn từ sự kiện Mãn Châu, nay là một phần của Trung Quốc. Quân Nhật đã phá hủy tuyến đường sắt ở nơi đây và đổ tội phá hoại cho phía quân đội Trung Quốc để lấy lý do xâm lược nước này.

Ishihara Kanji là một trong những người đã khởi xướng sự kiện Mãn Châu khi ấy. Ông đã lãnh đạo 10.000 lính Nhật đánh bại 230.000 lính Trung Quốc. Có thể thấy hành động vu khống để khơi mào chiến tranh của ông thật sự đã gây ra hậu quả vô cùng to lớn sau này.

Trong phiên tòa xét xử, Mỹ đã xử lý kẻ khơi mào cuộc chiến như thế nào?

Do Ishihara có mâu thuẫn với Tojo Hideki – Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ, nên phía các nước đồng minh không nêu tên Ishihara trong danh sách các bị cáo ở phiên tòa, mà thay vào đó triệu tập ông ta với tư cách là nhân chứng để gây bất lợi cho Thủ tướng Tojo. Nhưng điều mà Ishihara lựa chọn lại là chống lại nước Mỹ cho đến phút cuối cùng.

Ishihara đã làm lơ trước chỉ thị của thẩm phán là hãy đến tòa để làm chứng: “Tôi bệnh quá không thể đến được, nên các ông hãy đến đây đi.”

Không ai nghĩ đây là phát ngôn của một người đang sắp phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến khi mà quốc gia của ông ta đã bại trận

Những phát ngôn gây sốc

Chúng ta hãy cùng xem cuộc đối đáp của Ishihara với thẩm phán thế nào nhé.

Thẩm phán:

Bạn có mâu thuẫn với Tojo Hideki không?

Ishihara:

Tôi không có mâu thuẫn nào với anh ấy cả.

Thẩm phán:

Ông nghĩ ai là nhân vật phản diện nhất trong cuộc chiến này?

Ishihara:

Có thật ông muốn nghe điều đó chứ? Nếu vậy thì tôi sẽ trả lời. Đó chính là Tổng thống Truman của Hoa Kỳ.

Thẩm phán:

Tại sao ông cho rằng đó là Tổng thống Truman?

Ishihara:

Truman đã ra lệnh nếu như người dân Nhật hợp tác với quân đội trong chiến tranh, thì hãy ném bom giết chết tất cả bọn họ bất kể người già, trẻ em hay phụ nữ.

Nhưng sự thật họ đã làm là gì? Hàng trăm ngàn người không tham chiến cũng đều thiệt mạng, bất chấp luật pháp quốc tế cấm ném bom vào dân thường. Đó là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế.

Thẩm phán:

Đó thật ra chỉ là một lời đe dọa.

Ishihara:

Ông đang nói gì vậy? Vậy thì các người đã làm gì ở Hiroshima? Các người đã thả thứ gì xuống Nagasaki vậy?

Chẳng phải tổng thống của các người đã làm được nhiều hơn những điều mà ông ta từng tuyên bố hay sao? Hành động của Truman mới đúng là tội ác chiến tranh cấp cao nhất.

Thẩm phán:

Ngoài ra anh còn muốn nói điều gì khác?

Ishihara:

Vậy tại sao ông không coi tôi là tội phạm chiến tranh? Nguồn gốc của cuộc chiến này là sự kiện Mãn Châu mà tôi là người đã gây ra nó.

Tại sao ông không phán xét tôi? Còn nữa. Mỹ dường như đang cố gắng truy cứu trách nhiệm về chiến tranh của Nhật Bản từ thời rất xa xưa, thế thì họ còn muốn điều tra lại đến thời điểm nào nữa?

Thẩm phán:

Điều đó sẽ bao gồm là tất cả các hành động xâm lược của Nhật Bản.

Ishihara:

Nếu vậy thì hãy mang Perry (người Mỹ đã buộc Nhật Bản phải mở cửa đất nước) tới đây.

Nhật Bản đã từng cô lập mình với bên ngoài thế giới. Chính Perry đã ép Nhật Bản phải mở cửa.

Thẩm phán:

Anh từng có hy vọng sẽ chiến thắng trong cuộc chiến với Trung Quốc hay không?

Ishihara

Tất nhiên, bởi chiến tranh không phải là trò chơi của những con số. Điều quan trọng là chiến lược.

Nếu tôi có quyền chỉ huy cuộc chiến này, thưa Chánh án, tôi sẽ ngồi vào vị trí đó để xử lý ông!

Cứ như thế, Ishihara đã chiến đấu chống lại nước Mỹ đến cùng dù quốc gia của ông đã bại trận sau chiến tranh.

Tất nhiên, có lẽ kết quả ai cũng biết được những lời chất vấn đó của Ishihara sẽ chẳng thay đổi được gì trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, bởi những phiên tòa như vậy diễn ra thực chất cũng chỉ mang tính hình thức theo sự sắp đặt của các nước thắng trận. Nhưng dù sao Ishihara cũng đã có thể can đảm nói ra hết những điều mà không ai dám nói khi ở trong hoàn cảnh như vậy.

 

Abe Kengo
Xem thêm: