Kinh tế học từ ngành công nghiệp bao cao su nổi tiếng thế giới của Nhật Bản

Nhắc đến các sản phẩm ngừa thai, chắc hẳn nhiều bạn đã từng nghe qua những cái tên như OKAMOTO, SAGAMI hay Fuji LaTeX.

Sự nổi tiếng đương nhiên cũng sẽ gắn liền với doanh số bán hàng hằng tháng cao ngất ngưỡng của các công ty này. Chúng ta hãy cùng xem qua các doanh số bán hàng này “khủng” đến cỡ nào nhé!

OKAMOTO → 32,473 triệu yên

SAGAMI → 4,477 tỷ yên

Fuji LaTeX → 2,322 triệu yên

Ba công ty này hiện đang dẫn đầu thị trường bao cao su trên toàn thế giới. Nếu nhìn lại lịch sử phát triển, chúng ta sẽ có thể thấy “Kinh tế học từ bao cao su” đã giúp Nhật Bản trở thành quốc gia nắm giữ quyền lực tuyệt đối trong lĩnh vực này.

Bao cao su đầu tiên của Nhật Bản

Bao cao su đầu tiên được sản xuất tại Nhật Bản vào năm 1909.

Chẳng những bị coi là một mặt hàng xa xỉ lúc bấy giờ, với độ dày là 1mm khiến người dùng cảm thấy rất khó chịu khi sử dụng, nên hầu như chẳng ai muốn mua chúng.

OKAMOTO đã cải tiến chất lượng và thương mại hóa loại bao cao su mềm có độ dày 0,1 mm, cũng chính điều này đã bắt đầu làm thay đổi ngành công nghiệp bao cao su của Nhật Bản và thế giới.

Cuộc cách mạng về công nghệ 0,03mm

OKAMOTO đã phát triển và cho ra mắt các sản phẩm mỏng tới 0,03mm vào năm 1968. Khi đó, ngành công nghiệp này đang bị thống trị bởi các công ty châu Âu, nhưng các sản phẩm được lưu hành lúc bấy giờ đều ưu tiên tính an toàn nên cũng được làm khá dày.

Vì vậy, sau khi bao cao su có độ dày chỉ 0,03mm với tính an toàn vô cùng cao được Nhật Bản tung ra trường, đã tạo nên cơn sốt kéo dài trong nhiều thập kỷ.

Những sự hợp tác độc đáo

Những dự án hợp tác do Fuji Latex thực hiện cũng trở thành chủ đề nóng vì nó nằm ngoài những quy chuẩn lúc bấy giờ. Năm 1992, công ty này hợp tác với thương hiệu may mặc nổi tiếng Michiko London. Tiếp theo đó là hợp tác cùng với nhà thiết kế thời trang Kansai Yamamoto.

Vào thời điểm đó, bao cao su là thứ mà mọi người thường chỉ dám mua một cách kín đáo. Thế nhưng những công ty này đã biến chúng trở thành một thứ thời trang độc đáo. Đó được cho là một chiến lược thông minh khi có thể quảng bá hiệu quả hình ảnh trên bao bì của sản phẩm đến nhiều người,

Đối thủ đáng gờm mang tên 0,01mm

SAGAMI đã cho ra mắt sản phẩm bao cao su mỏng nhất thế giới với độ dày chỉ 0,01mm vào năm 2014. Sản phẩm này đã nhanh chóng trở thành đề tài khá hot và khiến cuộc chiến giữa ba công ty lớn trở nên kịch tính hơn bao giờ hết.

Mặc dù để sản xuất ra một bao cao su có độ mỏng như vậy đòi hỏi cần phải có công nghệ máy móc vô cùng tiên tiến, thế nhưng nó sẽ có thể được bán ra với mức giá khá cao trên thị trường.

Ngoài ra, lợi nhuận cũng sẽ được tăng cao nhờ việc giảm được chi phí nguyên vật liệu.

Tất nhiên sau đó OKAMOTO cũng đã nhanh chóng phát triển và bán ra thị trường loại 0,01mm. Ngành bao cao su Nhật Bản đã đạt được vị thế tuyệt đối trên thế giới và cuộc chiến giữa ba công ty Nhật Bản vẫn sẽ còn tiếp tục. Sẽ rất khó để một công ty nào khác từ nước ngoài có thể nhảy vào cuộc cạnh tranh này.

Tuy vậy, các công ty Nhật Bản này lại không tích cực mở rộng hoạt động sản xuất ra nước ngoài. Chẳng phải nếu xây dựng một nhà máy ở Trung Quốc hoặc Ấn Độ, nơi có dân số đông và có thể bán hàng ngay tại các quốc gia này, thì doanh số của họ sẽ còn tăng đáng kể hay sao?

Có 2 lý do khiến họ không làm vậy là vì:

Đầu tiên là vấn đề về giá cả. Nếu họ chú trọng đến giá cả hơn là sự thoải mái, họ sẽ bị cuốn vào cuộc cạnh tranh về giá. Họ đang chi rất nhiều tiền vào việc phát triển công nghệ, nên họ không hề muốn tránh điều đó xảy ra.

Vấn đề thứ hai là bị sao chép. Phải mất rất nhiều thời gian và tiền bạc để phát triển công nghệ, nhưng một khi công nghệ bị đánh cắp, người ta có thể tạo ra các bản sao về sản phẩm của họ với mức giá rất rẻ. Vị thế mà họ đã cất công gầy dựng bấy lâu sẽ nhanh chóng sẽ bị sụp đổ bởi những sản phẩm sao chép.

Tuy nhiên, doanh số bán hàng của mặt hàng này chắc chắn cũng sẽ sụt giảm tại Nhật Bản do tỷ lệ sinh giảm và dân số già đi. Vì vậy người ta đang chờ xem các công ty Nhật Bản này sẽ đưa ra những biện pháp nào, khi đến một lúc bắt buộc họ phải chuyển hướng để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra nước ngoài.

Abe Kengo
Xem thêm: