Lý do nữ giới không thể lên ngôi có thật chỉ là vì suy nghĩ “trọng nam khinh nữ”?

Nhiều người thường nói rằng Nhật Bản không có nữ Thiên hoàng, nhưng có thật là như vậy hay không?

Cho đến hiện tại, Nhật Bản đã trải qua 126 đời Thiên hoàng tính từ lúc Thiên hoàng đầu tiên là Jinmu lên ngôi. Nếu tính cả thời kỳ đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc và mỗi miền đều có riêng một Thiên hoàng, thì Nhật Bản có đến 129 Thiên hoàng, trong đó có 8 người là nữ giới đã lên ngôi.

Nữ Thiên hoàng

Bạn cũng có thể gọi họ là nữ vương. Tuy nhiên, con của nữ Thiên hoàng sẽ không thể lên ngôi. Nói đúng hơn, nếu người kết hôn với nữ Thiên hoàng không có huyết thống hoàng thất, thì con của họ sẽ không được phép nối ngôi.

Vì vậy, trong lịch sử Nhật Bản cũng chưa từng có một nữ Thiên hoàng nào có thể truyền ngôi lại cho con mình. Tại sao lại có quy tắc phức tạp như vậy, trong khi nhiều nước khác đa phần chỉ chú trọng vào giới tính của người nối ngôi là nam hoặc nữ?

Vấn đề di truyền

Con cái được sinh ra nhờ sự kết hợp gen của cha và mẹ, nhưng người ta cho rằng nhiễm sắc thể Y chỉ có ở nam giới mới có thể di truyền một cách chính xác qua nhiều thế hệ.

Còn với nhiễm sắc thể X do có ở cả nam và nữ, nên sẽ rất khó để nhận biết được các thế hệ sau này có còn thuộc về dòng dõi hoàng gia hay không.

Vì vậy, các Thiên hoàng nam được cho là vẫn còn đang lưu giữ huyết thống từ thế hệ hoàng gia đầu tiên.

Những kiến thức về di truyền có từ khi nào?

Mọi người ở thời nay đều có thể hiểu được những vấn đề liên quan đến nhiễm sắc thể qua việc tìm hiểu các kiến ​​thức về sinh học.

Nhưng Thiên hoàng đầu tiên là Jinmu lên ngôi vào năm 660 trước Công nguyên, trong khi các khái niệm về gen di truyền được phát hiện vào khoảng năm 1860. Điều này có nghĩa là người xưa đã vô tình bảo vệ được huyết thống của hoàng thất mà không hề hay biết về khái niệm di truyền gen.

Đối với các hộ gia đình bình thường

Ở Nhật Bản, mọi người từng tin rằng việc duy trì dòng dõi gia đình là điều quan trọng hơn hết.

Tuy giờ đây suy nghĩ này đang dần biến mất, nhưng rất nhiều gia đình vẫn còn chọn người con trai lớn nhất sẽ là người thừa kế gia nghiệp.

Dù bạn có xem đó là tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đi chăng nữa, tôi cũng không nghĩ rằng các hoàng tộc chỉ vô tình đặt ra quy định truyền ngôi có liên quan đến tính di truyền gen này.

Chắc hẳn vẫn còn điều gì bí ẩn trong văn hóa cổ xưa của người Nhật và bạn có nghĩ rằng một ngày nào đó những bí ẩn này sẽ được làm sáng tỏ hay không?

Abe Kengo
Xem thêm: