Phải mất hơn 1.300 năm để người Nhật hoàn thiện được món Sushi

Sushi ngày nay đã trở thành một biểu tượng của nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản, nó nổi tiếng đến mức mọi người trên khắp thế giới đều sẽ nghĩ đến “Sushi” khi họ bắt gặp một người Nhật. Tuy nhiên, bạn có biết một điều rằng Sushi vốn không thực sự có nguồn gốc từ Nhật Bản hay không?

Nơi ra đời của Sushi

Tuy không thể khẳng định được vị trí chính xác, nhưng người ta nói rằng món ăn này được bắt nguồn từ khu vực Đông Nam Á. Vậy nên cũng có thể nơi đó là Việt Nam hoặc Campuchia.

Tuy nhiên, phương pháp chế biến món ăn ở khu vực này lại khác hoàn toàn khác với món Sushi của Nhật Bản ngày nay. Đó là ở việc bảo quản cá sông.

Một loại thực phẩm có thể bảo quản được bằng cách đặt cá sông lên trên cơm đã nấu chín, sau đó cho lên men đến khi làm mất đi hình dạng vốn có của hạt gạo.

Phương pháp trên đã được giới thiệu đến Nhật Bản trong thời kỳ Nara, trước khi thời đại samurai xuất hiện và đất nước được cai trị bởi giới quý tộc. Món ăn này ban đầu được lan truyền đi khắp nơi với cái tên “Narezushi” và hiện vẫn còn tồn tại ở tỉnh Shiga, nhưng đã được đổi tên thành “Funazushi”.

Sự chuyển đổi sang cá sống của món “Narezushi”

Khi các samurai bắt đầu nổi lên và nắm quyền cai trị đất nước, cùng với nhiều thay đổi xảy ra trong thời kỳ Muromachi, món ăn này đã được đổi tên thành “Namanare”. Khi ấy thời gian lên men đã được rút ngắn xuống và nó được dùng để ăn chung với cơm, khiến cho món ăn này tiến gần hơn với món Sushi ở hiện đại.

Chấm dứt quá trình lên men

 

Vào thời Edo của những năm 1700, một cách ăn “Namanare” hoàn toàn không được cho lên men gọi là “hayazushi” đã ra đời. Khoảng 100 năm sau đó, món “Nigiri Sushi” xuất hiện, cũng chính là “nguyên bản” của món sushi được làm ra như ngày nay.

Tuy nhiên, vào thời đó vẫn chưa sử dụng cá sống hoàn toàn mà cá sẽ được bảo quản bằng cách ngâm trong nước tương hoặc muối. Ngoài ra, kích thước của Sushi trong thời đại này rất lớn khi mỗi miếng to gần bằng một nắm cơm.

Bạn có thể thấy rõ sự khác biệt khi so sánh hai miếng Sushi qua bức ảnh bên dưới.

Bởi vì nó quá lớn nên thường được cắt thành hai miếng bằng dao, giống như 1 dĩa gồm 2 miếng Sushi như ở hiện tại. Vì vậy lúc bấy giờ Shushi được xem như một món ăn nhanh giống với các món trong McDonald’s ngày nay.

Cá sống trở thành xu hướng chủ đạo

Sau khi thời đại samurai kết thúc, Nhật Bản bắt đầu hiện đại hóa. Ngành công nghiệp làm đá phát triển mạnh, đã giúp việc bảo quản cá sống trở nên dễ dàng hơn. Đây được xem là thời kì cuối cùng để hoàn thiện ra món Sushi.

Robot làm Sushi

Một trong những kỹ thuật khó nhất để làm sushi chính là bước làm cơm nắm từ gạo Shari. Bởi rất khó để bạn có thể làm nó thành một nắm cơm hoàn chỉnh. Nếu nắm quá chặt thì cơm sẽ trở nên khó ăn, còn nếu nắm quá nhẹ thì khi cầm trên tay cơm sẽ bị vỡ vụn.

Vì vậy, chỉ có những đầu bếp chuyên nghiệp với những kỹ năng thượng thừa mới có thể làm ra nắm cơm tơi xốp khi cho vào miệng. Do công đoạn này hiện nay đã được giao cho robot đảm trách, nên Sushi đã có thể được sản xuất hàng loạt và vì thế mà giá của món ăn này cũng rẻ hơn rất nhiều.

Kỹ thuật cắt thịt cá cũng rất quan trọng. Nhưng điều này cũng sẽ có thể được thực hiện ở một mức độ nào đó khi công nghệ sản xuất của các nhà máy chế biến đang ngày càng được cải thiện đáng kể.

Các nhân viên ở nhà hàng sushi băng chuyền giờ đây chỉ cần đơn giản là đặt những miếng cá được giao từ nhà máy lên trên những nắm cơm do robot làm ra. Rất có thể trong một ngày không xa, một máy bán hàng tự động về Sushi cũng sẽ sớm ra đời mà thôi.

Sushi đông lạnh

Được sử dụng công nghệ đông lạnh đặc biệt, món Sushi có thể ăn tại nhà bất cứ lúc nào hiện đã có mặt tại Nhật Bản. Sushi đã được Nhật Bản cải tiến đến mức người ta không còn nhận ra hình dạng ban đầu vốn có của nó. Tuy nhiên, sẽ thật tuyệt khi chúng ta thử tưởng tượng trong tương lai, không biết Sushi sẽ còn được con người cải tiến vị ngon đến mức nào nữa…

Abe Kengo
Xem thêm: