Tại sao “Thiền” lại trở nên phổ biến trên toàn thế giới?
Cụm từ Business ZEN hiện đã trở nên rất phổ biến ở Mỹ, vậy bạn có biết nó là gì hay không?
Đó là một kiểu Thiền của Nhật Bản. Ngay cả người sáng lập Apple là Steve Jobs cũng rất quan tâm đến giới Thiền này. Thậm chí ông còn bí mật đến thăm Nhật Bản và muốn trở thành một vị Thiền sư, nhưng ông đã bị một nhà sư từ chối với lý do rằng: “Ông vẫn còn việc phải làm.”
Vậy trong Thiền có những gì mà lại được nhiều người trên thế giới yêu thích đến như vậy?
Lịch sử của thiền
Thiền có nguồn gốc từ Ấn Độ và được lưu truyền bởi Phật giáo. Nó đã được du nhập vào Nhật Bản khoảng thế kỷ 12 từ Trung Quốc.
Hiện nay, thiền được chia thành 24 trường phái ở Nhật Bản. Suzuki Daisetsu là người đã xuất bản giáo lý Thiền của quốc gia này bằng tiếng Anh ra thế giới. Đó là Business ZEN. Ban đầu nó được ra đời chủ yếu dành cho các nhà quản lý ở Mỹ như một phương pháp để hợp nhất với tinh thần.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những khó khăn nào khi học thiền nhé.
Thiền là tên gọi khác của tâm
Việc tìm kiếm câu trả lời ở nơi hoàn không có gì chính là Thiền. Nó có nghĩa là làm trống tâm trí của bạn.
Bạn đã cãi nhau với bạn bè và bạn cho rằng bản thân là người đúng. Nhưng có lẽ đối phương cũng đang nghĩ điều tương tự giống vậy. Thế nên cả hai sẽ không thể nào cùng nhau giải quyết được vấn đề.
Nếu bạn chỉ nhìn sự việc từ một phía, bạn sẽ không thể thấy được bức tranh “sự thật” bên trong nó. Giống như khi bạn bắt gặp một chiếc ô tô với thiết kế mặt trước rất đẹp, nhưng lại nhận ra phần đuôi xe trông khá xấu khi đi qua nó.
Vậy nên giải pháp mới được đưa ra đó là cần xem xét lại các mối quan hệ con người từ mọi góc độ, chẳng hạn như cái nhìn từ mọi người xung quanh hoặc từ một bên thứ ba nào đó.
Vì mọi thứ không tiến triển theo ý của bạn, nên bạn không muốn quan tâm ý kiến đối phương dù nó có như thế nào. Nhưng chỉ khi bạn nhìn được mọi thứ từ nhiều hướng khách nhau, bạn mới có thể tiến gần hơn đến với sự thật.
Triết lý Thiền khiến chúng ta có thể hài hòa với môi trường xung quanh, để hướng tới việc cùng nhau tồn tại và phát triển thay vì gây ra xung đột. Đây chẳng phải là một cách nghĩ rất cần thiết trong thời điểm mà thế giới đang phải thường xuyên đối mặt với chiến tranh và xung đột về kinh tế như hiện nay hay sao?
Đó cũng chính là chìa khóa đã giúp Steve Jobs đưa Apple lên đến đỉnh vinh quang, khi ông luôn biết cách bình tĩnh để nhìn nhận lại mọi thứ trong hoạt động kinh doanh của công ty.
Một số người nghĩ về Thiền như một tôn giáo, nhưng thật ra nó không phải là một câu chuyện của riêng tôn giáo nào cả. Thiền không bảo bạn hãy tin vào một đấng sáng thế nào đó, mà chỉ bảo bạn hãy nhìn lại vào chính mình mà thôi.
Hãy thử bắt đầu ngồi thiền
Bạn có bao giờ cảm thấy tò mò về Thiền dù chỉ là một chút hay không? Nếu có, hãy thử bắt đầu nó bằng một cách đơn giản.
Bạn có thể tập ngồi thiền vào buổi sáng, buổi tối hoặc thậm chí vào nửa đêm. Tuy nhiên, hãy hạn chế làm việc này ngay trước hoặc sau bữa ăn. Bởi cả khi đói hoặc no, điều đó sẽ khiến bạn sẽ rất khó có thể tập trung được.
Không có đòi hỏi nào cho trang phục, bạn có thể mặc bất cứ trang phục nào miễn là bạn cảm thấy thoải mái. Bạn nên lựa chọn một nơi thật yên tĩnh để không bị dao động bởi các tiếng ồn xung quanh.
Bạn hãy ngồi trên sàn, nâng hông, duỗi lưng, hơi ưỡn ngực và thả lỏng hai vai. Sau đó cuối cằm và khép miệng lại giống như có một sợi dây đang buộc vào đỉnh đầu của bạn vậy.
Nhìn xuống sàn nhà cách bạn khoảng 1m, cố gắng đừng chớp mắt quá nhiều. Tiếp theo là kiểm soát hơi thở, hít thở chậm và sâu với một lực ổn định.
Cuối cùng là hãy làm trống rỗng tâm trí của bạn. Bạn không nên cố gắng làm trống rỗng tâm trí bằng cách ép buộc bản thân “Đừng nghĩ về nó!”, mà hãy để mọi thứ trong tâm trí bạn trở thành “hư vô”.
Chỉ cần có thể ngồi vững vàng và thở đúng cách, tâm trí bạn sẽ tự nhiên trở nên trống rỗng và tự tại. Hãy thử bắt đầu khám phá thế giới bên trong bạn qua việc ngồi thiền ngay từ hôm nay thôi nào!
Abe Kengo