Vốn dĩ đời sống tình dục Nhật Bản từ thời cổ xưa đã rất tự do?
Thời kỳ Chiến quốc là thời kỳ mà các samurai phải chiến đấu không ngừng nghỉ. Vậy đời sống tình dục của người Nhật thời đó như thế nào?
Nếu nói rằng việc gìn giữ “cho đến khi kết hôn” là điều hiển nhiên, thì thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Bài viết sau đây sẽ lý giải cho chúng ta thấy về một Thời kỳ Chiến Quốc ở Nhật Bản hết sức “tự do”.
Vai trò những đứa con của samurai?
Vào thời đó, mặc dù được xem như một quốc gia có phạm vi lãnh thổ rộng lớn, nhưng thực ra Nhật Bản lại bị chia cắt thành các quốc gia nhỏ theo cấp tỉnh và tranh giành lẫn nhau.
Trong bối cảnh hỗn loạn với nhiều cuộc chiến và thành lập liên minh, trẻ em đã trở thành một loại vũ khí quan trọng. Nam giới được xem là người kế thừa hoặc là người chiến đấu. Nữ giới được xem là vũ khí để kết hôn nhằm giúp tạo mối quan hệ hữu nghị với các quốc gia khác.
Trẻ em, dù là trai hay gái thì cũng sẽ trở thành một loại vũ khí quan trọng. Vậy nên việc càng có nhiều trẻ em tất nhiên sẽ càng có lợi. Đây chính là lý do khiến những người đứng đầu samurai đã làm cho nhiều phụ nữ mang thai.
Khi nào những đứa trẻ trở thành người lớn?
Các bé trai bắt đầu tham gia chiến đấu như người lớn vào khoảng 10 tuổi, tiếp đó là chuẩn bị sẵn sàng để lấy vợ. Còn các bé gái bị ép kết hôn sớm từ 11 tuổi trở đi.
Ly hôn dễ dàng hơn cả thời nay
Ly hôn là một điều khá phổ biến trong thời kỳ này, không chỉ ở tầng lớp samurai mà cả ở tầng lớp bình dân. Thường thì phía nam giới sẽ đưa ra đề nghị, nhưng cũng có nhiều trường hợp lời đề nghị được đưa ra từ phía nữ giới.
Từ đây, một thời kỳ hỗn loạn bắt đầu. Thời kỳ Edo được biết đến là thời kỳ yên bình, nhưng cũng là thời kỳ cuối cùng của samurai.
4:1. Tỷ lệ nam nữ hoàn toàn bị phá vỡ
Trong thời kỳ Edo, mọi người tranh nhau đổ xô đến thủ đô Edo (cũng là Tokyo ngày nay). Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, khiến nhiều nam giới từ các vùng nông thôn đã rời quê hương đến đây và dẫn đến tỷ lệ nam nữ ở mức 4:1.
Tình hình này làm cho việc kết hôn của nam giới trở nên khó khăn, trừ khi là một người khôi ngô tuấn tú. Như một lẽ nhiên, các cuộc chiến giành phụ nữ đã nổ ra trong khắp thị trấn.
Ngoại tình, lừa dối và quan hệ tình dục giữa các thành viên trong gia đình, kể cả anh chị em, trở nên phổ biến. Từ đó, ngành công nghiệp giải trí tình dục cũng bắt đầu bùng nổ. Đồng thời, khái niệm giữ trinh tiết cho đến khi kết hôn lại ít được coi trọng.
Nhà cửa vào thời kỳ này thường rất nhỏ. Đặc biệt, Edo là nơi có mức độ tập trung dân số cao nhất thế giới, nên không gian sinh hoạt của người dân nơi đây lại càng nhỏ hơn và việc quan hệ tình dục thậm chí còn được thực hiện trước mặt trẻ em mà không cần phải che giấu.
Các loại thuốc làm tăng ham muốn tình dục khác nhau cũng ra đời vào khoảng thời gian này. Có cả loại dành cho cả nam và nữ, nhưng liệu chúng có an toàn hay không thì lại là một vấn đề cần phải xem xét lại.
Lễ hội là một bữa tiệc hoan lạc
Trong thời đại có rất ít hoạt động giải trí thì lễ hội là một sự kiện rất quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế thì đây chỉ là một loại hình tiệc tùng hoan lạc.
Người ta vừa nhảy múa theo nhạc vừa tìm đối tượng yêu thích. Nếu tìm thấy được đối tượng, họ sẽ rời khỏi vòng tròn nhảy múa và ẩn mình trong bóng tối để ân ái. Trong bức tranh trên, có một người đội chiếc nón che mặt gọi là nón Sugegasa, người này được cho là đội nón để che giấu đi thân phận thật của mình.
Hình phạt xuất hiện
Khi tình trạng này ngày càng kéo dài và không thể chấp nhận, chính phủ đã bắt đầu đặt ra các điều luật. Ở Nhật Bản hiện nay, ngoại tình là nguyên nhân dẫn đến ly hôn, nhưng sẽ không bị xử phạt hình sự.
Tuy nhiên, vào thời điểm đó thì hình phạt cao nhất đối với việc ngoại tình là tử hình. Ngoài ra, hình phạt này không chỉ được thực thi bởi lực lượng của triều đình, mà còn có thể được thực thi bởi các cá nhân.
Một Samurai nọ khi trở về nhà phát hiện ra vợ mình đang nằm chung giường với một người đàn ông lạ mặt. Anh ta đã nộ khí xung thiên và dùng thanh kiếm để chém chết cả hai người. Tuy nhiên, anh ta đã được phán quyết là vô có tội.
Đúng thật là vậy, chính từ thời điểm này, việc ngoại tình bắt đầu bị xem là một hành vi “tồi tệ” đến mức đáng bị như thế. Dần dần các quy tắc khắc nghiệt lần lượt ra đời và suy nghĩ của người Nhật cũng đã thay đổi theo.
Thời kỳ Edo thực sự là một thời kỳ quá tự do. Nhưng nếu những phong tục này vẫn được giữ nguyên như vậy, có lẽ chúng ta sẽ không phải lo lắng về vấn đề tỷ lệ sinh giảm như ở Nhật Bản hiện nay chăng?
Abe Kengo