Ô tô chạy bằng hydro có nguy hiểm không?

 

Hãng xe TOYOTA đã dành nhiều năm nghiên cứu và phát triển động cơ sử dụng nhiên liệu khí hydro.
Động cơ này hiện đang được trang bị trên chiếc xe mang tên tuyệt đẹp – MIRAI.

“Nhiên liệu khí hydro có nguy hiểm không?” là câu hỏi được nhiều người đặt ra.

Để tìm được câu trả lời, mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về tính an toàn của nhiên liệu khí hydro qua bài viết này nhé.

Câu hỏi thứ nhất: Động cơ hydro có phát nổ không?

Xe chạy bằng xăng hay hydro đều hoạt động theo nguyên lý đốt cháy nhiên liệu để tạo ra năng lượng.
Nếu xét theo nguyên lý hoạt động này thì cả xăng và hydro đều đang ở trạng thái hoạt động, tức là đang trải qua quá trình đốt cháy.

Chắc hẳn mọi người đang thắc mắc liệu nhiên liệu hydro có phát nổ trong trường hợp xảy ra tai nạn hay không?
Hydro là nguyên tố nhẹ nhất và tồn tại ở thể khí, vì thế nếu bị rò rỉ ra khỏi bình chứa thì nó sẽ nhanh chóng lan rộng.

Nhưng ngược lại, xăng là chất lỏng nên ngay cả khi chảy ra ngoài thì cũng không thể lan rộng một cách nhanh chóng như hydro. Nói cách khác, nguy cơ nhiên liệu bị rò rỉ và bốc cháy của ô tô chạy bằng khí hydro cao hơn ở ô tô chạy xăng.

Cách đây rất lâu, tại Đức đã xảy ra một vụ tai nạn khi một chiếc khinh khí cầu mang tên Hindenburg phát nổ. Chiếc khinh khí cầu này sử dụng nhiên liệu hydro, bình nhiên liệu chứa khí hydro bị rò rỉ và bốc cháy gây ra vụ nổ lớn.

Do đặc tính của khinh khí cầu là phải có trọng lượng nhẹ nên việc tạo ra bình chứa nhiên liệu chắc chắn là việc khá khó khăn. Điều này hoàn toàn trái ngược với trường hợp xe ô tô.

TOYOTA đã tính toán kỹ lưỡng mọi thứ để ngăn ngừa tai nạn xảy ra với bình chứa hydro trên mẫu xe TOYOTA MIRAI.

Vậy còn ô tô điện (EV) thì sao?
Bạn có biết rằng chúng có nguy cơ xảy ra tai nạn cháy nổ cao hơn ô tô chạy xăng không?

Vấn đề đáng lo ngại của các vụ cháy nổ pin trên xe ô tô điện là ngay cả khi đã dập tắt, chúng vẫn có thể nóng lên và bốc cháy trở lại. Điều đáng sợ hơn nữa là pin cũng có thể phát nổ khi đang sạc.

Vậy có phải xe chạy bằng hydro an toàn hơn chúng ta nghĩ không?

Câu hỏi thứ hai: Thời gian sạc

 

Một trong những lợi thế của ô tô chạy xăng so với ô tô điện là thời gian đổ đầy bình nhiên liệu.
Để đổ xăng đầy bình thì bạn chỉ mất vài phút, nhưng để sạc đầy ô tô điện bạn phải mất 30 phút hoặc hơn.

Vậy còn đối với xe ô tô chạy bằng hydro thì sao?
Với mẫu xe TOYOTA MIRAI, thời gian nạp đầy nhiên liệu chỉ mất khoảng 3 phút, tương đương với xe chạy xăng.
Nhưng vấn đề là mạng lưới trạm sạc hydro vẫn còn quá hạn chế so với trạm xăng.
Đây là một thách thức cần phải vượt qua trong tương lai.

Tuy nhiên, khi công nghệ xe chạy bằng hydro phát triển hơn nữa, số lượng trạm sạc hydro sẽ tăng lên và sẽ trở nên phổ biến hơn.

Câu hỏi thứ ba: Hydro có đắt không?

Giá hydro hiện nay ở Nhật Bản là khoảng 1.100 yên/kg. Một chiếc xe chạy bằng hydro có thể chạy được khoảng 100 km/1 kg hydro. Như vậy, chi phí cho mỗi km là khoảng 1,1 yên.

So với một chiếc xe chạy xăng có mức tiêu thụ 30 km/lít thì chi phí cho mỗi km của xe chạy bằng hydro là khoảng gấp đôi. Tuy nhiên, trong tương lai, khi số lượng xe chạy bằng hydro tăng lên và lượng cung hydro tăng lên thì chi phí này sẽ giảm xuống.

Câu hỏi thứ tư: Tính thân thiện với môi trường

Theo nguyên lý hoạt động, ô tô chạy bằng hydro chỉ thải ra hơi nước khi đốt cháy hydro.
Trường hợp của TOYOTA MIRAI cũng tương tự vậy, xe chỉ thải ra hơi nước khi chạy nên được cho là rất thân thiện với môi trường.

Mặc dù ô tô điện có vẻ thân thiện với môi trường hơn ô tô chạy xăng, nhưng quá trình sản xuất của chúng vẫn thải ra lượng lớn khí CO2 và việc thải bỏ pin lithium-ion cũng là một vấn đề đáng lo ngại về các độc tính của chúng.

Pin lithium-ion chứa các nguyên tố kim loại như coban, niken và mangan, thường có tuổi thọ khoảng 5 năm.
Các kim loại nặng này có thể ngấm vào đất và sông gây ô nhiễm môi trường, vì vậy nếu không được thải bỏ đúng cách thì sẽ là một vấn đề lớn.

Câu hỏi thứ năm: Tại sao các nhà sản xuất khác không làm được điều này?

Động cơ hydro ở Nhật Bản có lịch sử phát triển khá lâu đời.
Vào những năm 1970, Đại học Musashi đã chạy thử nghiệm xe thực tế và Mazda đã tham gia vào lĩnh vực này vào những năm 1990.

BMW của Đức cũng là một trong những nhà sản xuất ô tô tham gia vào cuộc đua phát triển ô tô chạy bằng hydro.

TOYOTA đã nỗ lực nghiên cứu phát triển và bán ra thị trường chiếc xe MIRAI vào năm 2020.
Năng lực công nghệ của TOYOTA phát triển vượt trội đến mức các nhà sản xuất khác không thể theo kịp.

Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến cho rằng các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang bị chậm trễ trong việc phát triển ô tô điện. Nhưng tôi nghĩ rằng ô tô chạy bằng hydro sẽ là lựa chọn phổ biến trong tương lai.

Vậy theo bạn, xe ô tô của 20 năm nữa sẽ sử dụng nhiên liệu gì và có hình dáng như thế nào?
Thật là một điều đáng mong chờ.

Abe Kengo
Xem thêm: