Thảm họa tấn công Nhật Bản:
Mối đe dọa luôn hiện hữu

Nhật Bản là một quốc gia thường xuyên phải đối mặt với nhiều thảm họa như động đất, núi lửa phun trào và sóng thần. Đặc biệt, động đất và núi lửa phun trào có chu kỳ xuất hiện tương đối rõ ràng. Trong số đó, núi Phú Sĩ và động đất rãnh Nankai được đánh giá là nguy hiểm nhất.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lịch sử và cơ chế hình thành của hai thảm họa này qua bài viết này nhé.

Núi Phú Sĩ phun trào

Phú Sĩ là ngọn núi lửa vẫn chưa dừng hoạt động. Núi lửa có một chu kỳ tích tụ magma bên dưới ngọn núi và khi vượt quá một lượng nhất định thì nó sẽ phun trào.

Với trường hợp của núi Phú Sĩ, nó phun trào theo chu kỳ như thế nào?

Vụ phun trào lâu đời nhất được ghi nhận của núi Phú Sĩ là cách đây 5.600 năm. Từ thời điểm đó, đã có hơn 180 lần phun trào. Nếu tính toán đơn giản, có thể nói rằng núi Phú Sĩ phun trào khoảng 30 năm một lần.

Lần phun trào gần đây nhất được ghi nhận là vào năm 1707. Điều đó có nghĩa là nó đã không phun trào trong hơn 300 năm.

Thực tế là thời gian đã trôi qua quá lâu đồng nghĩa với việc có khả năng các magma đang tích tụ lại, có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng trong trường hợp phun trào.

Việc quan sát thấy các trận động đất tần số thấp chỉ ra rằng hoạt động magma đang gia tăng dưới ngọn núi Phú Sĩ. Điều này đã khiến chúng tôi lo ngại, vì mặc dù số người thiệt mạng do phun trào magma thường ít nhưng lượng lớn tro núi lửa sẽ rơi xuống và bao phủ cả Tokyo với độ dày ước tính khoảng 10cm.

Tro bụi núi lửa tích tụ cho dù chỉ dày vài milimet nhưng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng. Ví dụ, 0,5mm tro bụi cũng có thể khiến tàu hỏa gặp trục trặc, còn 1mm có thể khiến hệ thống điện không hoạt động bình thường.

Chỉ cần 1mm tro bụi núi lửa tích tụ cũng khiến tầm nhìn trở nên kém hơn, nếu tích tụ đến 1cm thì ô tô cũng không thể di chuyển bình thường.

Động đất rãnh Nankai

Đây là dự báo về sự xuất hiện của động đất dưới đáy biển.

Bề mặt Trái đất và đại dương nằm trên các mảng dịch chuyển với tốc độ rất chậm gọi là mảng kiến tạo.

Khi các mảng kiến tạo va chạm vào nhau, một trong các mảng sẽ chìm xuống bên dưới mảng còn lại tạo ra sự biến dạng trong lớp vỏ Trái đất. Sự biến dạng ở nơi va chạm lúc này sẽ tích tụ nhiều năng lượng của các lực căng và giải phóng nó ra một cách đột ngột dẫn đến động đất.

Nói cách khác, khi không có những trận động đất nhỏ xảy ra thì năng lượng tích tụ trong mảng kiến tạo sẽ ngày càng lớn. Điều này có nghĩa là trận động đất tiếp theo có thể sẽ có cường độ lớn hơn và gây ra nhiều thiệt hại hơn.

Khi trận động đất rãnh Nankai xảy ra, một trận động đất lớn sẽ xảy ra từ tỉnh Shizuoka đến tỉnh Miyazaki ở Kyushu.

Bên dưới là bản đồ dự đoán thiệt hại. Màu càng đỏ thì độ rung lắc càng mạnh.

Sóng thần cao hơn 10 mét cũng được dự đoán.

Trận động đất xảy ra cuối cùng là khoảng 70 năm trước, nhưng xét về quy mô, có vẻ như toàn bộ năng lượng chưa được giải phóng hết vào thời điểm đó.

Người ta dự đoán tần suất xảy ra các trận siêu động đất lớn ở rãnh Nankai là khoảng 1000 năm một lần nên có lẽ không cần phải chuẩn bị quá nhiều.

Tuy nhiên, nếu trận động đất này là tiền đề cho việc núi Phú Sĩ rung chuyển và phun trào thì dự đoán thiệt hại sẽ rất lớn.

Nếu Núi Phú Sĩ phun trào, dáng vẻ hiện tại có thể sẽ biến mất.
Vì thế có lẽ tôi nên nhanh chóng đến ngắm nhìn núi Phú Sĩ ngay bây giờ.

 

Abe Kengo
Xem thêm: