Thức ăn của Samurai và những điều cấm kỵ

Để chiến đấu, việc xây dựng thể lực tốt là điều vô cùng quan trọng. Vì thế, thực phẩm đóng vai trò như là nền tảng để đạt được mục tiêu này.

Nhiều người có thể nghĩ rằng chiến binh Samurai, những người có trách nhiệm chiến đấu, chắc chắn sẽ chú trọng việc ăn uống với những món ăn chất lượng cao.

Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác như vậy. Chế độ ăn uống của các chiến binh Samurai khá đạm bạc, nhưng họ lại có thân hình vạm vỡ và tinh thần thép. Điều này quả thật đáng kinh ngạc.

Để tìm hiểu rõ hơn, mời các bạn cùng khám phá chế độ ăn uống của Samurai qua bài viết này.

Xu hướng “Sự bùng nổ của người sành ăn” thâm nhập, nhưng…

Cuối thời đại Samurai đang ở đỉnh cao quyền lực – thời Edo, đất nước Nhật Bản trải qua một thời kỳ hòa bình kéo dài, không có nhiều trận chiến.

Kinh tế và văn hóa đồng thời phát triển mạnh mẽ, đánh dấu sự xuất hiện của xu hướng ẩm thực. Tuy nhiên, chỉ một phần nhỏ Samurai mới được tận hưởng những bữa ăn thượng lưu. Samurai bình thường ăn rất đạm bạc.

Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn của Samurai bình thường là “一汁一菜” (Ichiju issai), có nghĩa là một món canh và một món ăn kèm. Bữa ăn đơn giản chỉ bao gồm cơm, súp miso và dưa chua. Đó là tất cả những gì có trong bữa ăn của Samurai.

Trong hình là bữa ăn Ichiju issai của Samurai.

Tất nhiên là không có gyudon, tempura hay ramen và về cơ bản không có sashimi hay cá nướng.
Liệu chế độ ăn uống này có thể mang lại năng lượng cho mọi người hay không?
Tôi thì chắc chắn sẽ không thể ăn theo chế độ này được rồi…

Thực đơn riêng cho những dịp lễ

Vào những dịp lễ, ngay cả gia đình Samurai cũng không quên bổ sung thêm các món ăn phụ để bữa ăn thêm phần phong phú. Các món ăn được lựa chọn thường là cá, rau luộc, đậu phụ và trứng. Không có thịt bò hay lươn đâu nhé.

Thật vậy, có một số món ăn không được phép xuất hiện trên bàn ăn của Samurai. Samurai có một số quy tắc nghiêm ngặt về chế độ ăn uống của họ. Họ không được phép ăn cá Konoshiro, cá nóc và cá ngừ.

Lý do là vì tên của loài cá Konoshiro có nghĩa là “ăn thành này”, mang theo điềm xấu nên được coi là không may mắn. Cá nóc nổi tiếng là loài cá độc và theo quan điểm “Samurai chỉ được chết trên chiến trường” nên họ cần tránh xa những món ăn nguy hiểm. Cá ngừ có một tên gọi khác là “shibi”, nhưng vì nghe giống như “shinibi” tức là ngày qua đời nên được cho là không may mắn. Thật đáng tiếc, bởi cá ngừ không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng.

Sushi thì như thế nào?

Sushi thời Edo chủ yếu được bán ở các quầy hàng rong, giống như thức ăn nhanh ngày nay. Người ta thường ăn sushi với tâm trạng thoải mái, giống như khi đi ăn vặt ở một quán ăn ven đường theo kiểu chúng ta hay nói “ghé qua McDonald’s ăn chút nhé!”.

Có vẻ như các Samurai cấp cao hơn không thích bữa ăn như vậy vì họ cho rằng Sushi là “món ăn của những người thấp kém”.

Bữa ăn của các Samurai cấp cao và Shogun (Tướng quân)

Bạn nghĩ sẽ có vô số thức ăn được bày trên bàn đúng không?
Nhưng thực ra bữa ăn của các Shogun cũng rất đơn giản. Mặc dù không phải là một món canh và một món ăn kèm, nhưng cũng chỉ có thêm khoảng hai món ăn kèm.

Người ta cho biết kể từ khi bữa ăn được chuẩn bị đến khi Shogun ăn mất khoảng 2 giờ. Điều này là do có sự kiểm tra của người thử độc trong món ăn. Hơn 50 người hầu chuẩn bị 10 phần ăn, trong đó có hai nam quan đảm nhận vai trò là người kiểm tra chất độc trong một phần ăn.

Sau khi đảm bảo không có vấn đề gì, chín phần còn lại sẽ được làm nóng lại. Lần này, một nữ quan sẽ tiến hành kiểm tra chất độc. Tiếp theo, tám phần còn lại cũng phải trải qua quá trình kiểm tra.

Cuối cùng, hai người được biết đến là Kosho (cận vệ), đứng bên cạnh Shogun, phải thử chất độc trước khi món ăn được đưa vào miệng của tướng quân. Thật đáng thương cho số phận của họ.

Thêm một điều đáng ngạc nhiên, vào ngày giỗ của các vị tướng quân trước đây được gọi là ngày kiêng cữ (Kinichi) và trong ngày này, các tướng quân chỉ được ăn chay tức là không dùng thịt hoặc cá, chỉ có rau củ.

Theo thời gian, số lượng các vị tướng qua đời cũng sẽ tăng lên. Vì vậy, vào cuối thời kỳ đó, cứ khoảng nửa tháng sẽ có ngày kiêng kỵ và các tướng quân sẽ phải ăn chay nhiều ngày trong tháng.
Điều này cho thấy có lẽ ngay cả những người vĩ đại cũng có những khó khăn riêng của họ.

Ngày nay cũng vậy, cuối cùng thì người có thể ăn ngon và vui vẻ nhất là người có địa vị trung bình.
Sự vĩ đại đôi khi cũng có thể mang lại những khó khăn.

Abe Kengo
Xem thêm: