Rượu vang Nhật Bản và chiến tranh:
Mối liên kết đặc biệt

Khi nói đến rượu ở Nhật Bản, người ta thường nghĩ đến rượu sake và shochu, nhưng thực tế, Nhật Bản cũng sản xuất một lượng lớn rượu vang. Rượu vang Nhật Bản cũng đã bắt đầu thu hút sự chú ý của những người yêu thích rượu vang trên toàn thế giới.

Khi nhìn vào các vùng nổi tiếng trên thế giới sản xuất rượu vang, điều đặc trưng về thời tiết của các vùng này là lượng mưa thấp và thời gian nắng dài.

Ban đầu, thời tiết Nhật Bản được cho là không phù hợp với điều kiện này. Nhưng thông qua việc cải tiến giống cây và kỹ thuật trồng trọt phù hợp với đặc điểm của đất đai Nhật Bản, rượu vang sản xuất tại Nhật Bản đã được đánh giá cao.

Bạn có biết lịch sử phát triển rượu vang này thực sự có liên quan đến chiến tranh. Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Tăng sản xuất rượu để phát triển vũ khí

Khi sản xuất rượu từ nho, các tinh thể màu trắng sẽ hình thành bên trong thùng được gọi là axit tartaric. Chúng được chế biến để tạo ra muối axit tartaric, còn được gọi là muối Rochelle, một chất không thể thiếu trong chiến tranh.

Tôi sẽ không đi vào sâu chi tiết cụ thể, nhưng có vẻ như muối Rochelle được ứng dụng trong sản xuất thiết bị nghe dưới nước và radar, nhưng vì ở Nhật Bản không sản xuất rượu vang nên thiếu axit tartaric.

Một trong những nguyên nhân là do khí hậu Nhật Bản không phù hợp cho việc sản xuất rượu vang, bên cạnh đó việc sản xuất rượu vang tại Nhật Bản vào thời điểm đó cũng bị hạn chế.

Vì thế, Hải quân bất ngờ áp dụng chiến lược khuyến khích sản xuất rượu vang.

Họ tập hợp các nhà sản xuất rượu vang từ khắp Nhật Bản tại Nhà máy bia Sadoya ở tỉnh Yamanashi, nơi duy nhất có thể sản xuất axit tartaric và dạy họ cách tinh chế axit tartaric.

Năm 1944, Bộ Tài chính, cơ quan kiểm soát quy định về đồ uống có cồn, đã quyết định tăng sản lượng axit tartaric để đáp ứng yêu cầu của Hải quân Nhật Bản.

Các quy định về sản xuất rượu vang sau đó được nới lỏng và sản lượng tăng lên.

Vào thời điểm đó, nguồn cung đường rất thiếu, nhưng do đường là nguyên liệu quan trọng để sản xuất rượu vang, nên đã được đặc biệt ưu tiên trong việc phân bổ và phân phối theo định mức.

Ứng dụng của muối Rochelle sau khi chiến tranh kết thúc

Mặc dù chiến tranh kết thúc vào năm 1945 và không còn nhu cầu chế tạo vũ khí từ axit tartaric nhưng muối Rochele vẫn tiếp tục được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ví dụ, muối Rochele được sử dụng để làm gương và rửa ảnh. Hơn nữa, nó cũng bắt đầu được sử dụng làm phụ gia thực phẩm để ổn định màu sắc và mùi vị của thực phẩm.

Thêm vào đó, trong thời hiện đại, muối Rochele còn được sử dụng làm chất làm lạnh thân thiện với môi trường trong các hệ thống cấp đông và làm lạnh, đồng thời cũng được áp dụng nhiều trong lĩnh vực công nghệ nano.

Vì thế, việc sản xuất rượu vang cũng rất quan trọng ngay cả trong thời bình. Thật đáng ngạc nhiên khi rượu vang không chỉ là một thức ngon mà còn đóng nhiều vai trò quan trọng.

Sức mạnh của rượu vang Nhật Bản

Rượu vang Nhật Bản đã được đánh giá cao trên thế giới thông qua việc giành được giải bạch kim đầu tiên ở châu Á tại một cuộc thi rượu vang lớn nhất thế giới do tạp chí rượu vang của Anh tổ chức.

Người Nhật thường không xem trọng rượu vang Nhật Bản vì họ nghĩ rằng rượu vang Pháp và Ý nổi tiếng hơn. Tuy nhiên, có thể chỉ có người Nhật mới đánh giá thấp rượu vang Nhật Bản trong thế giới rượu vang.

Từ những vùng đất không thích hợp trồng nho, các nhà sản xuất rượu vang Nhật Bản đã không ngừng cải tiến để tạo ra những sản phẩm tốt nhất. Đây chính là sức mạnh của ngành sản xuất Nhật Bản được thể hiện trong việc sản xuất rượu vang.

Rượu sản xuất tại Nhật Bản sử dụng 100% nho nội địa được trồng tại Nhật Bản được dán nhãn là “rượu vang Nhật Bản”.

Lịch sử của rượu vang Nhật Bản cũng như kết quả những lần thử nghiệm và sai sót của các nhà sản xuất được gói gọn trong rượu vang Nhật Bản.

Thử thưởng thức rượu vang Nhật Bản một cách chậm rãi và cảm nhận những điều đó cũng là một trong những niềm vui của chuyến du lịch Nhật Bản, phải không?

Abe Kengo
Xem thêm: