Vì sao Nhật Bản xóa bỏ lịch âm?


Nhìn sang Trung Quốc và Việt Nam, ta thấy nhịp sống của người dân vẫn theo dòng chảy của lịch âm. Trái ngược với hai quốc gia láng giềng, Nhật Bản, quốc gia vốn chỉ sử dụng lịch âm trong quá khứ, lại gần như lãng quên hệ thống thời gian này.

Vậy lý do nào khiến Nhật Bản Nhật Bản lại xóa bỏ lịch âm?
Thật bất ngờ, câu trả lời lại nằm ở vấn đề tiền bạc.

Tư tưởng Thoát Á – Nhập Âu (脱亜入欧 – Datsua nyuuou)


“Thoát Á nhập Âu” là một khái niệm mang ý nghĩa Nhật Bản rời khỏi Châu Á để gia nhập hàng ngũ các nước phương Tây.

Tư tưởng này lan rộng vào thời Minh Trị, giai đoạn Nhật Bản chuyển mình mạnh mẽ từ thời đại Samurai sang thời đại cận đại. Các nước phương Tây sử dụng “Lịch Tây”, hay còn gọi là “Dương lịch”, dựa trên chuyển động của mặt trời nên Nhật Bản cũng đã chọn chuyển đổi sang sử dụng lịch Tây.

Bạn có nghĩ rằng tư tưởng này khá vô lý không?
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vào thời điểm đó, Nhật Bản đang ở thời kỳ đỉnh cao. Niềm tin vào sự “tuyệt đỉnh” của Nhật Bản khiến cho tư tưởng “Thoát Á nhập Âu” trở nên dễ dàng được chấp nhận.

Mục đích vì tiền chăng!?

Nhật Bản sử dụng lịch âm cho đến năm 1872, nhưng sang năm kế tiếp, đã chuyển sang sử dụng dương lịch. Việc chuyển đổi này diễn ra vô cùng vội vã, chỉ trong vòng một tháng sau khi ban hành quyết định.

Việc thay đổi lịch đồng nghĩa với việc thay đổi tất cả lịch và giấy tờ sang hệ thống lịch mới, đây là một công việc vô cùng phức tạp. Thông thường, quá trình chuyển đổi này sẽ diễn ra trong vài năm, nhưng tại sao Nhật Bản lại thực hiện trong một tháng?

Câu trả lời chính là vì tiền.

Một năm dương lịch thông thường có 365 ngày, nhưng trong một số năm nhất định được gọi là năm nhuận có một ngày nhuận được thêm vào tháng 2 để điều chỉnh. Âm lịch có sự chênh lệch lớn hơn, cứ sau hai đến ba năm thì phải cần thêm một tháng 13 để điều chỉnh.

Năm 1873 là năm có tháng 13. Điều này có nghĩa là phải trả cho người lao động 13 tháng lương. Tuy nhiên, bằng cách chuyển sang Dương lịch thì có thể tiết kiệm được một tháng lương.

Nếu tính đến lương của toàn bộ công chức, số tiền tiết kiệm được cho là vô cùng lớn. Hơn nữa, do sự thay đổi thời điểm trả lương khi chuyển đổi lịch âm sang dương, nên thực tế không phải trả 1,5 tháng lương.

Có thể nói đây là một nước cờ thông minh, nhưng cũng có thể xem là “lợi dụng sơ hở”.

Nhật Bản đã chuyển sang sử dụng Dương lịch, nhưng xét về khí hậu và chu kỳ nông nghiệp của đất nước, tôi tin rằng Âm lịch, dựa trên chu kỳ mặt trăng, về cơ bản sẽ phù hợp hơn.

Hiện nay, Dương lịch đã trở thành tiêu chuẩn toàn cầu, vì vậy việc chuyển lại hoàn toàn sang Âm lịch là điều không khả thi. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chúng ta nên trân trọng Âm lịch nhiều hơn nữa.

Dương lịch là con đường dẫn đến tương lai, Âm lịch là cầu nối với quá khứ. Trân trọng Âm lịch là gìn giữ sợi dây liên kết giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.

Abe Kengo
Xem thêm: