Lễ hội kỳ lạ tại đền Nhật Bản: Liệu có phải bắt nguồn từ đạo Do Thái?


Bạn có biết ở thành phố Suwa, tỉnh Nagano có một ngôi đền mang tên đền Suwa Taisha không?

Đây là một ngôi đền lớn với lịch sử lâu đời, bao gồm 4 khu phức hợp đền nằm xung quanh hồ Suwa. Đền Suwa Taisha được coi là một trong những ngôi đền cổ nhất Nhật Bản.

Ngay cả người Nhật cũng ít ai biết rằng, tại đây diễn ra một lễ hội kỳ lạ mang tên Ontosai vào tháng 4 hàng năm.
Và càng ít ai biết về nguồn gốc của lễ hội kỳ lạ này được cho là bắt nguồn từ đạo Do Thái.

Vì thế hôm nay, tôi muốn giới thiệu đến mọi người về lễ hội ít người biết đến này.

Lễ hội có nghi thức hiến tế

Nghe có vẻ rùng rợn, nhưng lễ hội này đòi hỏi những vật tế phẩm khá kỳ dị bao gồm 75 đầu hươu, thỏ trắng xiên bằng cọc thông và não hươu.

Ngày nay, người ta sử dụng những con thú giả để thay thế so với quá khứ vốn sử dụng những con vật thật, khiến chúng ta không khỏi kinh ngạc.

Có một vở kịch bí ẩn tại lễ hội

Có một vở kịch bí ẩn mà trong đó một đứa trẻ bị trói và một vị giáo sĩ dùng dao đâm vào đứa trẻ, nhưng sau đó lại dừng lại.

Ngay tại khoảnh khắc đó, đứa trẻ được giải thoát.

Ý nghĩa của vở kịch này vẫn chưa được giải thích và nó vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay.

Lịch sử chưa được sáng tỏ

Lễ hội này được ghi chép lại trong các tài liệu từ thời Edo, thời đại cuối cùng của các Samurai, nhưng không có ghi chép nào về nó trước đó. Điều này khiến cho việc xác định thời điểm bắt đầu và quá trình hình thành lễ hội trở nên khó khăn.

Đúng vậy, đây quả là một lễ hội đầy bí ẩn. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là nó hoàn toàn khác biệt so với các lễ hội được tổ chức ở các khu vực khác. Chính vì vậy, giả thuyết về lễ hội này có nguồn gốc từ nước ngoài đã xuất hiện.

Điểm tương đồng với đạo Do Thái

Thật kỳ lạ là giữa ngôi đền này và đạo Do Thái lại có một số điểm chung.

Ngự thần thể (御神体 – Goshintai) của đền Suwa Taisha, hay nói cách khác, ngự thần thể mà ngôi đền này tôn thờ như một vị thần là ngọn núi có tên là Moriya.

Núi Moriya được cho là nơi ngự trị của vị thần Takeminakata-no-kami (建御名方神 ), vị thần chính của đền Suwa.

Và Moriya (Moriah) cũng là tên một ngọn núi ở Palestine, Israel.

Vở kịch bí ẩn với cảnh tượng giáo sĩ đâm dao có nhiều điểm tương đồng với câu chuyện về lễ hiến tế Isaac trong Cựu Ước.

Nội dung câu chuyện như sau:
“Đức Chúa Trời phán với Abraham: “Hãy hiến tế người con trai duy nhất của ngươi là Isaac trên núi Moriah””.

Và sau đó, Abraham giết một con cừu đực tìm thấy tại vùng núi ấy để làm sinh tế thay thế cho Isaac. Vì ở Nagano có nhiều hươu hơn cừu, nên nếu ta coi con vật hiến tế là hươu, thì lễ hội này có thể được xem là tái hiện gần như chính xác câu chuyện này.

Tại sao lại có 75 đầu hươu?

Có vẻ như con số 75 này cũng có ý nghĩa. Trong Câu 14 Chương 7 Sách Công Vụ Tông Đồ nằm trong Kinh Thánh Tân Ước có ghi chép như sau:

“Giuse (Joseph) sai người đi rước cha mình là Gia-cốp (Jacob) và cả nhà, tổng cộng là 75 người”.

Giuse là cháu trai của Isaac, người đã được dâng làm sinh tế.

Bạn có cảm thấy có mối liên hệ nào đó giữa hai điều này không?

Gia huy hình thánh giá?

Gia tộc Moriya, sống ở vùng đất này từ xa xưa, là người quản lý đền thờ Suwa Taisha. Gia huy của gia tộc này là một vòng tròn với chữ Thập “十” (số 10) bên trong, giống như hình thánh giá.

Vậy, tất cả những điều này chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên thôi sao?

Liệu có thể có một mối liên hệ nào đó giữa những điều được đề cập ở trên không khi mà Jerusalem cách Nhật Bản đến khoảng 9.000 km.

Có thể những người di cư đã di chuyển đến đây, nhưng họ có thể giữ gìn được tôn giáo và phong tục tập quán của mình trong khi di chuyển một quãng đường dài như vậy hay không?

Nhật Bản quả thật là một đất nước bí ẩn.

Ngoài ra, còn có nhiều điều cho thấy mối liên hệ giữa Do Thái và Nhật Bản. Nếu lịch sử này được giải mã, nó có thể làm đảo lộn cách nhìn nhận về lịch sử loài người.

Abe Kengo
Xem thêm: