Phong cách “Yankee” quay lại và thịnh hành ở Nhật Bản?


Nhắc đến đồng phục học sinh trong anime, các fan cứng chắc hẳn không thể bỏ qua những bộ cánh “chất chơi” đầy ấn tượng.

Điển hình là các bộ đồng phục trong các tác phẩm đình đám như Tokyo Revengers, WIND BREAKER hay CROWS.

Nổi bật với những biến tấu độc đáo, đồng phục không chỉ đơn thuần là trang phục mà còn thể hiện cá tính và bản sắc riêng của từng nhân vật.

Hình ảnh những chàng trai trẻ lái mô tô trong bộ trang phục đặc biệt, được gọi là “Tokko-fuku”, giống như một chiếc áo khoác dài, đã thu hút sự chú ý.

Phong cách thời trang này mang tên “Yankee”, từng thịnh hành tại Nhật Bản hơn 40 năm trước.

Với những người sinh vào những năm thập niên 1970 như tôi, phong cách này có thể mang lại cảm giác hơi lỗi thời.

Tuy nhiên, điều bất ngờ là nó lại đang trở nên phổ biến trong giới trẻ hiện na

Đồng phục học sinh biến tấu

Hầu hết các nam sinh Nhật Bản đều mặc đồng phục trong suốt thời trung học cơ sở và trung học phổ thông. Loại đồng phục phổ biến nhất được gọi là “Gakuran”.

Khi mặc đúng cách, Gakuran có thể tạo ra vẻ ngoài thanh lịch và nam tính. Tuy nhiên, phong cách “Yankee” lại biến tấu trang phục này theo nhiều cách khác nhau.

Các kiểu biến tấu phổ biến bao gồm cắt ngắn hoặc kéo dài đồng phục một cách quá mức.

Có gì thú vị ở Gakuran biến tấu?

Việc mặc đồng phục học sinh biến tấu đồng nghĩa với việc vi phạm nội quy nhà trường.

Điều này thể hiện ý muốn thoát khỏi sự ràng buộc của quy tắc.

Tuy nhiên, kiểu trang phục nổi bật này cũng thường thu hút sự chú ý và dẫn đến những rắc rối như bị khiêu khích đánh nhau.

Đúng vậy, nếu không mạnh mẽ, bạn sẽ không thể mặc kiểu trang phục này. Nó cũng là biểu tượng của sức mạnh, do đó tạo nên hình ảnh “chất chơi”.

Tuy nhiên, nếu chỉ xét về mặt thời trang thuần túy, thì theo tôi nó không “chất chơi” cho lắm.

Bạo lực đồng nghĩa với cái xấu

Cuối cùng, nhận thức “bạo lực là xấu” lan rộng khắp Nhật Bản, khiến thời trang “Yankee” chỉ còn là một phong cách thời trang không đẹp mắt.

Mặc dù có thể nói Nhật Bản đã trở thành quốc gia yêu chuộng hòa bình, nhưng khi mọi người đều giống nhau, xã hội có thể trở nên thiếu sáng tạo và năng động, khiến đất nước ngày càng nhàm chán hơn.

Vì thế, những người trẻ tuổi gần đây bắt đầu cảm thấy không hài lòng với tình trạng nhàm chán đó.

Đó là lý do tại sao thời trang Yankee lại trở nên phổ biến.

Thời trang thịnh hành trước chiến tranh có phải là nền tảng của phong cách “Yankee”?

Sau khi thời đại Samurai kết thúc, lối sống phong cách phương Tây du nhập vào Nhật Bản.

Phong cách phương Tây này được gọi là “Haikara”. Tuy nhiên, có những người đi ngược lại với xu hướng này.

Phong cách của họ được gọi là “Bankara”. Đó là hình ảnh những bộ kimono mặc hờ hững, đi guốc mộc và đội mũ sinh viên. Trong thời đại đó, trang phục sờn rách là biểu tượng của sức mạnh, thể hiện sự không tuân theo quy tắc.

Tôi nghĩ rằng phong cách thời trang này có thể đã dẫn đến sự ra đời của phong cách thời trang “Yankee”.

Đánh nhau và bạo lực không phải là những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, việc tự khẳng định bản thân cũng quan trọng không kém.

Bỏ qua việc nó có “ngầu” hay không, nếu phong cách Yankee được hồi sinh trong thời đại ngày nay như một biểu tượng cho sự thể hiện bản thân và cá tính, thì đây có thể là một điều tốt cho xã hội Nhật Bản vốn đang thiếu đi sự năng động.

Abe Kengo
Xem thêm: