Bushido – Phần 3


Bài viết lần này sẽ giới thiệu khái quát đến các bạn về nguồn gốc và tinh hoa của Bushido (Võ sĩ đạo).

Võ sĩ đạo hay Bushido là một triết lý đạo đức và quy tắc ứng xử chi phối tầng lớp Samurai Nhật Bản trong suốt nhiều thế kỷ. Nguồn gốc của nó có thể được bắt nguồn từ một nhóm chiến binh được thành lập vào thời Heian giữa thế kỷ thứ 9 và thứ 10.

Sau nhiều thế kỷ chiến tranh loạn lạc, vào đầu thế kỷ 17, Nhật Bản bước vào thời kỳ Edo dưới sự cai trị của Mạc phủ Tokugawa, do Tokugawa Ieyasu thành lập vào năm 1603.

Thời kỳ Edo (1603 – 1868) được đánh dấu bởi sự ổn định và hòa bình sau hơn 400 năm nội chiến và tranh giành quyền lực.

Trước đây, chiếu đấu trong chiến tranh là công việc chính của Samurai. Tuy nhiên, khi Nhật Bản bước vào thời kỳ hòa bình thì vai trò của họ cũng đã thay đổi. Từ việc chủ yếu tập trung vào chiến đấu, samurai bắt đầu tham gia vào chính trị nhiều hơn.

Samurai vốn được đào tạo và rèn luyện để chiến đấu, luôn hướng đến mục tiêu chiến thắng trong mọi trận chiến. Họ coi đây là sứ mệnh và vinh dự của bản thân. Tuy nhiên, giờ đây, Samurai mất đi mục tiêu chiến đấu mà họ đã theo đuổi suốt bao đời

Trong thời gian này, hình ảnh lý tưởng mà Samurai hướng đến là tu dưỡng đạo đức và trở thành hình mẫu cho xã hội. Bỗng dưng được kỳ vọng như thế này thì hẵn ai cũng bối rối phải không?

Và từ đó, võ sĩ đạo đã ra đời, tóm tắt lại những nguyên tắc mà một Samurai phải tuân theo.

“Samurai lý tưởng” theo quan điểm của “Bushido” là người sở hữu những phẩm chất sau đây.

義 (Gi – Công lý): Đó là giáo lý mà Samurai cần tuân thủ nhất, có lòng chính nghĩa căm ghét những hành vi hèn nhát, bất chính và phải cẩn trọng trong lời nói và hành động của bản thân.

勇 (Yu – Can đảm): Không chỉ đơn giản là sống dũng cảm, mà còn phải rèn luyện lòng dũng cảm vì chính nghĩa, sống khi cần sống và chết khi cần chết.

仁 (Jin – Nhân từ): Lòng nhân ái đối với kẻ yếu thế, kẻ thất bại và lòng yêu thương đối với người khác.

礼 (Rei – Tôn trọng): Biết quan tâm với cảm xúc của người khác và và tôn trọng địa vị xã hội của họ.

信 (Shin – Lòng tin): Có quyết tâm thực hiện bằng mọi giá lời nói đã thốt ra.

忠 (Chu – Tận tâm): Phục tùng và trung thành với cấp trên, cống hiến bản thân vì người khác, thậm chí hy sinh tính mạng

智 (Chi – Trí tuệ): Rèn luyện trí tuệ sáng suốt. Trí tuệ sáng suốt không chỉ đơn thuần là kiến thức mà còn là chân lý dựa trên nền tảng kiến thức đó.

名誉 (Meiyo – Danh dự): Không phải là kêu ngạo mà là tôn trọng nghĩa vụ và đặc quyền đi kèm với vị trí của bản thân.

克己 (Kokki – Tự chủ): Không bộc lộ một cách tùy tiện những suy nghĩ và cảm xúc sâu thẳm trong lòng.

Từ vai trò chiến binh, võ sĩ Samurai đã trở thành tấm gương đạo đức cho xã hội, và tinh thần võ sĩ đạo ra đời từ đó, không phải là sách hướng dẫn chiến đấu.

Đây là các nguyên tắc hướng dẫn con người nên như thế nào để trở thành tấm gương cho mọi người.

Nó truyền tải “sự đúng đắn” theo cách khác với tôn giáo.

Các nguyên tắc này có bản tiếng Anh và đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác, vì vậy tôi rất vui nếu mọi người có thể đọc nó.

Võ sĩ kiếm thuật Shiden Hiryu – Trường kiếm thuật Shidenryu

 

Xem thêm: