Quan điểm tôn giáo của người Nhật qua lời nguyền ở Tokyo

Chú thuật hồi chiến (呪術廻戦 – Jujutsu Kaisen) là một bộ Anime đình đám trên toàn thế giới, thu hút người xem bởi những trận chiến mãn nhãn và câu chuyện về các Jujutsushi- những pháp sư chống lại lời nguyền. Tuy nhiên, liệu lời nguyền có thật sự tồn tại trong thế giới hiện đại?

Dù thời đại khoa học phát triển, Tokyo vẫn ẩn chứa những địa điểm “ám ảnh” khiến người ta tin vào lời nguyền.

“Lời nguyền không thể hóa giải” – cụm từ khơi gợi sự tò mò và rùng mình, ẩn chứa một câu chuyện bí ẩn về một địa điểm kỳ lạ tại Tokyo – Tượng đài Masakado. Hãy cùng dấn thân vào hành trình khám phá và vén màn bí mật nơi đây!

Địa điểm

Tượng đài Masakado nằm ngay gần cửa ra C5 của ga tàu điện ngầm Otemachi, Tokyo.

Điều mâu thuẫn là dù được gắn mác “lời nguyền lớn nhất” trong lịch sử Nhật Bản, nhưng du khách vẫn có thể đến gần Tượng đài Masakado.

Sự hòa quyện giữa “lời nguyền” và “thần linh” tại Tượng đài Masakado phản ánh phần nào nét độc đáo trong quan niệm tôn giáo của người Nhật. Nơi đây không chỉ được xem là biểu tượng của lời nguyền, mà còn được tôn thờ như một vị thần.

Tại sao Taira no Masakado trở thành oan hồn?

Quay ngược thời gian về thời kỳ Heian, thế kỷ thứ 9, đưa chúng ta đến với một trong những giai đoạn lịch sử huy hoàng nhất của Nhật Bản. Heian (794-1185) là thời kỳ mà triều đình Nhật Bản đặt thủ đô tại Kyoto và phát triển rực rỡ về văn hóa, nghệ thuật.

Mặc dù đặt thủ đô tại Kyoto nhưng triều đình lại giao phó việc cai trị địa phương cho các quan chức được gọi là Kokushi được tin tưởng ở các khu vực khác nhau.

Tuy nhiên, nhiều quan chức địa phương (Kokushi) lại phạm rất nhiều tội ác như lạm dụng quyền lực làm những việc xấu, tham nhũng, hối lộ, dẫn đến tình trạng hỗn loạn.

Để giải quyết vấn đề này, Samurai đã ra đời.

Nhân vật chính của chúng ta lần này, Taira no Masakado, có ông nội từng là Kokushi cai quản vùng Kanto. Tuy nhiên, tại đây, mâu thuẫn giữa phe Kokushi và phe Samurai đã nổ ra.

Tận dụng thời cơ hỗn loạn này, Taira no Masakado nắm quyền lực, tấn công các khu vực lân cận, dần dần mở rộng lãnh thổ và nhanh chóng thống trị toàn bộ vùng Kanto.

Tự xưng là “Tân Hoàng” (Shino) với ý nghĩa là vị vua mới, Masakado đối đầu trực diện với Thiên hoàng và quý tộc ở Kyoto.

Cuối cùng, ông bại trận trước đội quân chinh phạt, đầu bị chặt và đem bêu ở bờ sông Kyoto.

Mang theo ý chí mãnh liệt muốn chiến đấu một lần nữa, Masakado trút hơi thở cuối cùng.

Ngay cả khi chỉ còn lại đầu, ông vẫn gào thét “Hãy chiến đấu một lần nữa!”. Sau đó, đầu của ông bay lơ lửng trong không trung và quay trở về vùng Kanto.

Nơi thủ cấp của Masakado đáp xuống chính là nơi ngày nay gọi là Tượng đài Masakado.

Chẳng còn gì khác ngoài sự rùng rợn!

Xuất hiện nhiều cái chết kỳ lạ

Do trận động đất lớn xảy ra ở Tokyo vào năm 1923, ngôi mộ của Masakado bị sập đổ và bị phá hủy. Sau đó, Bộ Tài chính đã xây dựng một Tòa nhà Chính phủ tạm thời tại đây.

Điều kỳ lạ là Bộ trưởng Tài chính qua đời vì bệnh tật ở tuổi 57. Tiếp theo, 14 quan chức cấp cao khác cũng lần lượt qua đời trong vòng 2 năm.

Nhiều quan chức cấp cao như Thứ trưởng Quốc Hội và Thứ trưởng Hành chính bị thương ở chân trong các vụ tai nạn liên tiếp.

Hơn nữa, tòa nhà Chính phủ tạm thời này còn bị sét đánh và thiêu rụi hoàn toàn.

Quá hoảng hốt, họ đã dỡ bỏ tòa nhà và tổ chức lễ tế để xoa dịu cơn thịnh nộ của Taira no Masakado, sự việc sau đó được giải quyết.

Quân đội Mỹ cũng bị ảnh hưởng

Sau chiến tranh, quân đội Đồng minh (GHQ) chiếm đóng Nhật Bản và san bằng khu đất này bằng xe ủi.

Trong quá trình thi công, một vụ tai nạn lật xe ủi đã xảy ra khiến người tài xế Nhật Bản thiệt mạng.

Xe ủi nặng như vậy mà lại lật trên mặt phẳng? Thật là một tai nạn khó tin!

Tôn thành vị thần bảo hộ Tokyo

Masakadozuka là một ngôi mộ chôn cất thủ cấp, hay còn được được gọi là Kubizuka.

Tuy nhiên, lời nguyền của Masakado vẫn chưa được giải trừ, vì vậy họ đã quyết định thờ Masakado như một vị thần.

Vì vậy, đền Kanda Myojin nằm gần Kanda và Akihabara ngày nay, đã được xây dựng để thờ phụng Masakado.

Kể từ đó, Masakado trở thành nơi các samurai cai trị khu vực này cầu nguyện chiến thắng và báo cáo chiến công. Ngày nay, ông được tôn thờ là “vị thần chiến thắng”.

Masakado vẫn được yêu mến như một vị thần quan trọng bảo vệ Tokyo. Cho đến ngày nay, đền Kanda Myojin này còn được gọi là Edo Sojinsha (Đền thờ Thần chủ Edo), là vị thần bảo hộ hàng đầu của Edo (Tokyo).

Tại sao lời nguyền lại trở thành thần?

Đây là phần khó hiểu về quan điểm tôn giáo của người Nhật.

Cảm nhận về tôn giáo của người Nhật Bản không có nhiều khác biệt giữa thần thánh và oán linh.

Vượt qua giới hạn của con người, sở hữu sức mạnh phi thường, đó chính là thần thánh và lời nguyền.

Để tránh lời nguyền của oán linh đi theo hướng xấu, con người phải cùng nhau tôn thờ và trân trọng oán linh, biến oán linh thành thần thánh.

Vì lý do này, không có sự tồn tại của vị thần nào có thể giúp đỡ mọi thứ, con người nên sống tự lập mà không cần dựa vào thần thánh.

Khác với những người không theo đạo, người Nhật Bản tin vào sự tồn tại của thần thánh, nhưng họ không dựa vào thần thánh.

Đây là quan điểm tôn giáo của người Nhật. So với thế giới, có lẽ đây là một quan điểm khá khác biệt.

Abe Kengo
Xem thêm: