Tại sao samurai không sử dụng tấm khiên?
Tôi nghĩ sự khác biệt lớn nhất trong cách chiến đấu của các hiệp sĩ phương Tây và samurai Nhật Bản là việc sử dụng tấm khiên.
Ngoài ra, nhiều máy bay chiến đấu do Nhật Bản sản xuất trong Thế chiến thứ hai được thiết kế ít chú trọng đến khả năng phòng thủ.
Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử chiến tranh của Nhật Bản.
Vốn dĩ ban đầu người Nhật sử dụng khiên
Theo như ghi chép, trước khi Samurai xuất hiện, người Nhật Bản đã sử dụng khiên.
Khoảng thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, họ đã có hai loại khiên chính là “Khiên cầm tay” (持ち盾 – mochidate) nhỏ gọn, cầm bằng một tay và “Khiên đứng” (置き盾 – okidate) lớn để đặt cố định tại trận địa. Ban đầu, khiên được làm bằng gỗ, sau này được bọc da để tạo thành “Khiên da” (革盾- kawadate).
Đến khoảng thế kỷ thứ 5, khiên sắt cũng xuất hiện.
Khiên đứng vẫn tiếp tục được sử dụng, nhưng khiên cầm tay sau đó đã biến mất.
Sự phổ biến của ngựa và cung tên đã thay đổi cách chiến đấu
Bước vào thời đại Samurai, họ bắt đầu cưỡi ngựa và vũ khí chính là cung tên.
Do sử dụng cung bằng cả hai tay nên họ không thể cầm khiên.
Hơn nữa, khi cưỡi ngựa, họ không sử dụng đao Nhật Katana để chém kẻ thù mà sử dụng một loại vũ khí gọi là Naginata (薙刀) – Thái Đao.
Naginata là vũ khí kết hợp giữa một thanh katana ngắn gắn vào đầu một cây gậy dài. Khác với giáo, naginata không dùng để đâm mà dùng để chém.
Naginata cũng là vũ khí sử dụng hai tay.
Kết quả, họ không thể cầm khiên theo cách thông thường nữa.
Katana có thể làm khiên được không?
Tại Nhật Bản, một khái niệm phòng thủ mới bằng vũ khí bắt đầu xuất hiện.
Đó là kỹ thuật “受け流し” (Uke Nagashi). Đây là nghệ thuật hóa giải đòn tấn công bằng cách nhẹ nhàng dẫn dắt lưỡi kiếm của đối phương sang hướng khác.
Đao Nhật Katana chỉ sắc bén ở một mặt lưỡi kiếm. Mặt còn lại được thiết kế dày hơn.
Phần dày nhất của lưỡi kiếm được gọi là “shinogi” (鎬). Đây là phần được sử dụng để đỡ đòn tấn công của đối thủ.
Mặc dù nói có thể phát huy hiệu quả, nhưng việc đỡ đòn bằng thanh kiếm Nhật mảnh đòi hỏi kỹ năng cao vì nếu không đỡ khéo, thanh kiếm có thể bị cong.
Quả thật là một kỹ thuật kỳ lạ.
Máy bay chiến đấu cũng không có phòng thủ!?
Zero là máy bay chiến đấu nổi tiếng trong Thế chiến thứ hai.
Cũng giống như những chiếc máy bay chiến đấu khác tập trung vào sức mạnh tấn công hơn là phòng thủ nhưng Zero có thiết kế khác biệt hoàn toàn so với các quốc gia khác.
Máy bay chiến đấu của các quốc gia khác bao bọc buồng lái bằng những tấm chắn chắc chắn để bảo vệ phi công, nhưng điều này khiến trọng lượng máy bay tăng lên đáng kể.
Zero của Nhật Bản loại bỏ tấm chắn phòng thủ này, do đó thân máy bay nhẹ hơn, dẫn đến tầm bay xa hơn và khả năng cơ động cao hơn.
Khi nó xuất hiện lần đầu tiên, quân đội Mỹ dường như rất khó khăn để đối phó với nó.
Mặc dù một số người nói rằng Zero không bảo vệ phi công, nhưng cách tiếp cận phòng thủ của Nhật Bản có phần khác biệt.
Theo quan điểm này, miễn là máy bay có khả năng cơ động cao để né tránh các cuộc tấn công thì không cần phải trang bị nhiều giáp bảo vệ.
Điều quan trọng là phải chế tạo máy bay có thể tấn công kẻ thù trước khi bị tấn công.
Cách tiếp cận phòng thủ của Nhật Bản cũng được nhắc đến trong tục ngữ.
Dưới đây là một số tục ngữ tiếng Nhật thể hiện điều này:
- Tiên thủ tất thắng
Tấn công trước nhất định sẽ chiến thắng
- Công thủ thượng sách
Tấn công là cách phòng thủ tốt nhất
Đáng tiếc là hiện nay nền kinh tế Nhật Bản đang chuyển sang trạng thái phòng thủ.
Vốn dĩ người Nhật Bản không giỏi phòng thủ, nên tôi mong muốn họ chuyển sang thế tấn công để phục hồi kinh tế.
Abe Kengo