Vì sao Nhật Bản bỏ 75 tỷ yên để bảo vệ một tảng đá?!
Nhật Bản vốn được biết đến là quốc đảo được bao bọc bởi biển cả, nơi có ngành ngư nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Để bảo vệ ngành ngư nghiệp này, chính phủ Nhật Bản đang nỗ lực bảo vệ một hòn đảo, hay đúng hơn, một tảng đá mang tên Okinotori shima.
Về mặt địa lý, Okinotori shima thuộc Tokyo, nhưng nó nằm cách xa trung tâm thành phố 1.700 km.
Đây là hòn đảo mới được hình thành do hoạt động của núi lửa ngầm và sự kiện này mang lại lợi ích cho Nhật Bản về mặt mở rộng lãnh thổ.
Khi một hòn đảo mới xuất hiện, Nhật Bản có quyền sở hữu nó theo luật quốc tế. Điều này dẫn đến việc mở rộng khu vực EEZ (Vùng đặc quyền kinh tế) của Nhật Bản xung quanh hòn đảo.
Kích thước lãnh hải của Nhật Bản lên tới 400.000 km2.
Khu vực này đã được Nhật Bản đầu tư một số tiền khổng lồ lên đến 75 tỷ yên với mục đích sử dụng độc quyền.
Hòn đảo Okinotori này, bình thường có thể gọi là đảo, nhưng khi thủy triều lên cao, mực nước dâng lên 16cm, khiến nó không còn được gọi là đảo nữa, mà chỉ còn là một tảng đá.
Tuy nhiên, theo định nghĩa, sự khác biệt giữa “tảng đá” và “hòn đảo” nằm ở việc “có luôn nhô cao trên mặt nước biển hay không”. Do đó, Okinotori buộc phải tránh bị nhấn chìm hoàn toàn.
Hơn nữa, theo luật pháp quốc tế, hòn đảo này không thể được cải tạo hoặc mở rộng vì nó được xác định là tài sản “được hình thành tự nhiên”.
Vì vậy, Nhật Bản đã đưa ra kế hoạch táo bạo “Thay vì lo lắng về việc đảo chìm, hãy cải tạo khu vực xung quanh để nó không bị chìm!”.
Nhật Bản sẽ sử dụng bê tông để gia cố và bố trí các khối chắn sóng để triệt tiêu tác động của sóng chủ yếu ở khu vực chìm xuống 16cm khi thủy triều lên cao.
Trung Quốc nói rằng không thể gọi đây là đảo nhân tạo nữa và tôi nghĩ quan điểm đó là đúng.
Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực này, Okinotori đã được công nhận là lãnh thổ của Nhật Bản, giúp Nhật Bản bảo vệ vùng lãnh hải rộng lớn.
Tại sao Nhật Bản cần khu vực này?
Lý do đầu tiên là nguồn tài nguyên đánh bắt cá.
Nơi đây đặc biệt phong phú với các loài cá ngừ. Người Nhật lại rất thích ăn cá ngừ, do vậy đây là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng.
Lý do thứ hai là tiềm năng khai thác khoáng sản.
Nơi đây có trữ lượng coban và mangan dồi dào, những nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp.
Tự sản xuất được những nguyên liệu thiết yếu trong nước là điều vô cùng quan trọng.
Hơn nữa, nhờ vào sự chênh lệch nhiệt độ lớn giữa nước biển ở tầng mặt và tầng sâu quanh đảo (khoảng 28°C quanh năm), nơi đây có tiềm năng khai thác năng lượng từ sự chênh lệch nhiệt độ này, hay còn gọi là “phát điện năng lượng nhiệt đại dương”.
Mực nước biển đang dâng cao do biến đổi khí hậu.
Liệu chúng ta có thể tiếp tục gọi tảng đá này là hòn đảo đến bao giờ?
Vấn đề này ảnh hưởng to lớn đến tương lai của Nhật Bản và Chính phủ cũng đang nỗ lực bảo vệ hòn đảo này.
Abe Kengo