Cảm nhận chân thực của người Nhật qua những từ ngữ không có trong sách vở!
Người Nhật thường không nói thẳng ra những gì mình thực sự nghĩ.
Họ không nói “tôi ghét” thứ mình ghét, cũng không nói “không cần” thứ mình không cần.
Ở đây, chúng ta thấy được sự khó khăn trong việc giao tiếp bằng tiếng Nhật mà chúng ta học ở trường.
Bài viết lần này sẽ chia sẻ với các bạn cách khám phá ra những suy nghĩ thật sự của người Nhật, điều mà chúng ta không học được ở trường.
結構です (Kekkou desu)
Từ “結構” khi dịch theo nghĩa gốc thì có nghĩa là “tuyệt vời”, “rất tốt”. Tuy nhiên, người Nhật thường sử dụng từ này trong trường hợp muốn từ chối một lời đề nghị.
Ví dụ, khi đi mua sắm, nếu nhân viên bán hàng hỏi “Anh/chị có muốn mua thêm sản phẩm này không?”, thay vì nói “Không, cảm ơn”, người Nhật thường đáp lại bằng “結構です” (Kekkou desu). Ở đây, “結構です” không còn mang nghĩa khen ngợi nữa mà được dùng để từ chối một cách lịch sự.
Nếu người khác nói câu này khi bạn giới thiệu hoặc đề xuất điều gì đó, hãy hiểu rằng họ đang từ chối bạn.
Nếu bạn mời một người khác giới đi hẹn hò và họ đáp lại bằng câu này, hãy chấp nhận rằng họ đã từ chối lời mời của bạn.
またの機会に (Mata no kikai ni) (Tạm dịch: vậy hẹn dịp khác nhé)
Giả sử bạn mời ai đó đi ăn và họ trả lời “Mata no kikai ni”.
Nhiều người nước ngoài có thể sẽ mời lại họ vào một dịp khác.
Nhưng thực tế, câu trả lời đó có nghĩa là “Tôi không muốn đi ăn cùng bạn”.
Nếu họ thực sự muốn đi nhưng không sắp xếp được lịch, họ sẽ đề cập đến việc sắp xếp lại lịch.
Vậy nên, bạn đã bị từ chối rồi. Thật đáng tiếc.
大丈夫です (Daijobu desu)
Bạn có biết là từ “大丈夫” (daijobu desu) có thể mang cả nghĩa “OK” và “NO” không?
Khi từ “大丈夫” được sử dụng trong một ngữ cảnh tương tự như “結構です” (thường dùng để từ chối một lời mời hoặc đề nghị), thì nó cũng mang nghĩa “NO”.
Thật là khó phải không nào?
Ví dụ, khi bạn hỏi xem có thể nhờ ai đó giúp làm việc gì đó không, và họ trả lời “大丈夫”, thì có nghĩa là “Được rồi, tôi sẽ giúp”.
Nhưng khi bạn hỏi trong lúc mua sắm rằng có muốn thêm tùy chọn nào khác không, và họ trả lời “大丈夫”, thì hãy hiểu là “Không cần”.
Điều này thật phức tạp phải không?
Lặp lại hai lần
Ví dụ như khi người Nhật nói “Cái này dễ thương quá, dễ thương quá” hoặc “Ngon quá, ngon quá” mà lặp lại hai lần.
Trường hợp này có nghĩa là người Nhật thường có xu hướng trả lời một cách khá qua loa.
Nếu bạn hỏi “Mình có dễ thương không?” rồi được họ trả lời “Ừ, dễ thương, dễ thương”, thì có thể họ chỉ trả lời cho có lệ mà không thực sự quan sát bạn kỹ.
Sự mơ hồ trong cách diễn đạt phức tạp này khiến ngay cả người Nhật cũng thường hiểu nhầm. Tuy nhiên, nếu đang trực tiếp giao tiếp mặt đối mặt, cách hiệu quả nhất để nhận biết ý định của đối phương là quan sát biểu cảm trên khuôn mặt của họ.
Nếu họ tỏ ra không vui, tức là họ đang từ chối.
Chính vì ở Nhật Bản, việc thẳng thừng nói “không” thường bị coi là khiếm nhã nên mới có những cách diễn đạt mơ hồ như vậy.
Trước khi cảm thấy bực bội và nghĩ “Người Nhật thật khó hiểu!”, mong rằng các bạn có thể hiểu đó là sự thể hiện sự tử tế vốn có của người Nhật.
Có lẽ khi hiểu được điều này, chúng ta đã chạm đến “Bản chất của cái đẹp trong văn hóa Nhật Bản”.
Abe Kengo