SDG đã mang lại thành quả gì? Tokyo thuở xưa và câu chuyện đáng để học hỏi
Đã vài năm kể từ khi SDG ( Sustainable Development Goals ) bắt đầu trở nên phổ biến với mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu, target của các sản phẩm liên quan đến dầu mỏ giảm đi kèm theo nhiều thay đổi khác.
Đầu tiên là phong trào thay tế ô tô chạy xăng bằng ô tô điện, tuy nhiên sự phổ biến của ô tô điện trên toàn thế giới vẫn đang giậm chân tại chỗ vì nhiều vấn đề.
Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng thay việc sử dụng ống hút nhựa bằng ống hút giấy, nhưng dường như chưa nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng.
Một công ty lớn ở Nhật Bản cũng tuyên bố rằng đã giảm được 87 tấn rác thải nhựa mỗi năm nhờ ngừng sử dụng ống hút nhựa, tuy nhiên lượng rác thải nhựa hàng năm của Nhật Bản là 8,23 triệu tấn.
Thành thật mà nói, đây chỉ là giảm thiểu về sai số.
Nếu nói về phương cách xây dựng sự phát triển bền vững toàn cầu, điểm mấu chốt là giảm thiểu lượng rác thải chứ không chỉ riêng về rác thải nhựa.
Có một thành phố ở Nhật Bản đã thực hiện được điều này. Có lẽ việc tái khẳng định hình ảnh của Tokyo trong quá khứ, khi nó còn được gọi là Edo, có thể mang lại gợi ý cho công cuộc cách mạng SDG.
Edo – Thành phố lớn nhất thế giới thuở bấy giờ
Vào thời kỳ các Samurai thống trị Nhật Bản, lúc đó Tokyo được gọi là Edo.
Năm 1721, đây là thành phố lớn nhất thế giới với dân số hơn 1 triệu người. Vị trí thứ hai là Luân Đôn, thủ đô Anh Quốc, với 630.000 dân, điều này cho thấy Edo là một thành phố lớn với mật độ dân số dày đặc.
Những thành phố có mật độ dân số cao trở nên ô nhiễm do lượng rác thải lớn. Người ta nói rằng Paris, Pháp từng là thành phố bốc mùi hôi thối vì rác thải nhà vệ sinh bị vứt ra đường vào ban đêm. Họ bảo rằng đây chính là lý do mà nước hoa được ra đời.
Tuy nhiên vào thời điểm ấy, với bầu không khí thoải mái, không hề có mùi hôi khó chịu, Edo có vẻ đã trở thành một thành phố vĩ đại.
Tái chế bất cứ thứ gì
Edo là thời kỳ mà cuộc sống sinh hoạt của người dân nơi đấy có sự giảm thiểu rõ rệt rác thải.
Giá trị nghệ thuật của những bộ chén bát bị vỡ được làm tăng lên bằng phương pháp thủ công có tên gọi là “kintsugi”, một cách sửa chữa đồ gốm sử dụng sơn mài trộn với các loại vàng, bạc.
Vào thời điểm đó, nến là nguồn sáng duy nhất, có những công ty thu mua phần chân nến còn sót lại sau khi sử dụng và tái chế chúng.
Các loại quần áo và giấy cũng có thể tái chế.
Ngoài ra, có cả những công ty mua chất thải của con người từ nhà vệ sinh, cũng như chất thải của con người để xử lý và sử dụng làm phân bón nông nghiệp. Người ta nói rằng việc thu mua loại chất thải này là một nguồn thu nhập tốt cho các chủ sở hữu căn hộ vào thời điểm đó.
Tokyo của hiện tại
Rất nhiều sản phẩm dùng một lần làm từ nhựa được sử dụng, không hề giảm đi mà ngày càng nhiều hơn.
Hơn nữa, khi số lượng cửa hàng nơi mà người ta có thể mua nhiều thứ khác nhau với giá 100 yên tăng lên, họ bắt đầu cho rằng việc bảo quản kỹ lưỡng đồ đạc không quá cần thiết, chỉ cần mua cái mới nếu chúng hỏng.
Suy nghĩ này đang cản trở sự phát triển toàn cầu.
Sử dụng sản phẩm nhựa không phải điều đáng chê trách, mà vấn đề ở đây là cách mà chúng ta vứt bỏ chúng.
Tôi nghĩ trong trường hợp, nếu chúng ta có thể làm ra ống hút nhựa bền và đẹp thì số người vứt bỏ chúng sẽ được giảm đi đáng kể.
Rửa sạch chúng và tái sử dụng, hoặc mang theo ống hút của riêng mình thật phong cách, cứ như vậy thì sẽ không còn rác thải nữa.
Người dân Edo không chỉ ghép lại những bộ dụng cụ ăn uống đã vỡ mà còn biến chúng thành nghệ thuật.
Tôi nghĩ rằng ý nghĩa thực sự của công cuộc SDG là nhìn nhận lại về cuộc sống , ý tưởng và cảm nhận trong mỗi con người chúng ta. Quý vị nghĩ sao về điều này?
Tác giả: Abe Kengo
Biên dịch: Lê Phương Kỳ