Liệu bên trong những ngôi nhà tuyết kamakura có thật sự ấm áp?
Liệu bên trong những ngôi nhà tuyết kamakura có thật sự ấm áp?
So với các quốc gia khác, Nhật Bản là nơi có lượng tuyết rơi hàng năm nhiều nhất trên thế giới.
Những người chưa từng trực tiếp nhìn thấy tuyết sẽ cảm thấy rất ghen tị, nhưng đối với những người sống ở khu vực có nhiều tuyết thì thật ra đó không khác gì hơn là một mối phiền toái lặp đi lặp lại hàng năm.
Dọn sạch tuyết trên đường là công việc bắt buộc để giao thông không bị tắt nghẽn, người dân có thể di chuyển. Chưa kể đến lượng tuyết rơi, đọng lại trên mái nhà, nếu bỏ qua việc xử lý chúng, khối lượng tuyết có thể làm sập đi những căn nhà vào mùa đông. Thế nên mới nói rằng tuyết rơi quả là một điều phiền toái.
Trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó, những người dân sinh sống ở vùng tuyết lạnh đã nảy ra một ý tưởng, tận dụng lượng tuyết rơi rắc rối đó để xây nên những ngôi nhà tuyết, vừa là một hoạt động vui chơi giải trí mang tính chất hoà nhập với thiên nhiên. Đây thật sự là một ý tưởng rất tuyệt vời. Họ gọi những ngôi nhà tuyết này là “kamakura”.
Nơi tôi sinh ra Tokyo, và vùng Osaka của Nhật Bản cũng có tuyết rơi vào mùa đông, nhưng lượng tuyết ở đây không đủ dày để có thể xây nên những ngôi nhà tuyết. Thế nên việc có thể tự mình xây nên một kamakura cũng là một ao ước tôi luôn muốn thực hiện.
Bên trong nhà tuyết có lạnh không?
Chắc đây sẽ là câu hỏi chung mà Quý vị đang thầm nghĩ trong đầu đúng không ạ?
Có vẻ hơi nghịch lý, nhưng không gian bên trong các kamakura lại ấm áp một cách đáng ngạc nhiên.
Để lý giải về điều này, xin mời Quý vị các bạn cùng tham khảo qua quá trình xây dựng lên một kamakura ngay sau đây nhé!
Đường kính xây nhà tuyết cho 1 người khoảng 2 mét vuông, đối với nhóm 4~5 người thì khoảng 3,5 mét vuông. Cứ thế các gò tuyết được dùng tay vỗ chặt, đắp cao lên, bước cuối cùng là đào hầm để tạo không gian bên trong. Như vậy là đã hoàn thành một kamakura.
Chỉ cần bức tường tuyết được xây với độ dày hợp lý, thì chúng ta sẽ không lo lắng chúng sẽ bị sập đi.
Bên trong, mọi người có thể nhóm lửa và quay quần bên nhau thưởng thức các món lẩu nóng.
Liệu những ngôi nhà tuyết này có bị tan chảy hay không?
Chúng ta nghĩ tuyết sẽ tan vì sức nóng của lửa, nhưng dù vậy, các ngôi nhà vẫn ổn. Kể cả khi phần tuyết phía trong có tan đi một chút, khi đó lớp tuyết phủ bên ngoài sẽ gây ảnh hưởng, bằng sức lạnh, biến lớp nước tan ra từ tuyết tụ lại thành băng. Và thể rắn của băng lại càng khiến cho những bức tường này trở nên cứng chắc hơn.
Trường hợp lạnh nhất là khi tiếp xúc với gió, nhưng không gian bên trong kamakura được bao phủ bởi các lớp tường tuyết nên sẽ không có gió thổi vào. Và lửa đốt bên trong sẽ khiến không gian thêm ấm áp.
Tất nhiên, sự ấm áp và tôi nói ở đây không đủ ấm đến mức người ngồi bên trong có thể thoải mái mặc các bộ quần áo mỏng hay thiếu che chắn, nhưng có thể nói đó là nhiệt độ khá dễ chịu dưới cái lạnh của mùa đông.
Ngồi trong nhà tuyết vừa ăn lẩu vừa ngắm tuyết rơi bên ngoài. Quý vị có nghĩ sẽ rất tuyệt vời khi có cơ hội tự mình trải nghiệm qua hoạt động này không ạ?
Nhân tiện, có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của từ “kamakura”, nhưng người ta nói rằng xuất phát của từ này là chữ 神座 ( đọc là kamakura ), được cho là nơi các vị thần ngồi.
Ban đầu đây chỉ là một trò chơi dành cho trẻ em, nhưng vào năm 1936, một kiến trúc sư người Đức đến thăm Nhật Bản vào mùa đông đã rất xúc động, ông đã lan toả câu chuyện này ra khắp thế giới. Không lâu sau đó, khu vực này đã trở thành địa điểm du lịch thu hút khách nước ngoài.
Nếu Quý vị các bạn muốn trải nghiệm qua lễ hội kamakura, đó thể tham khảo qua thời gian hoạt động của sự kiện được tổ chức vào tháng 2 hàng năm tại tỉnh Akita, Nhật Bản.
Lễ hội tuyết được tổ chức tại thành phố Yokote của tỉnh Akita trong hai ngày 15 và 16 tháng 2 hàng năm, với những ngôi nhà tuyết là là nội dung chủ đạo.
Đây sẽ là dịp cho các vị du khách tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của Nhật Bản vào mùa đông.
Tuy nhiên việc đi du lịch một mình sẽ rất nguy hiểm vì đây là khu vực có tuyết rơi dày đặc. Vì vậy hãy tìm cho mình một công ty du lịch và một tài xế chuyên nghiệp để được hướng dẫn và đảm bảo an toàn.
***
Thế giới nói chung và những cảnh quan xung quanh ta nói riêng, sẽ trở nên tươi đẹp biết mấy nếu chúng ta suy nghĩ tích cực hơn. Đưa ra phương cách để cải thiện những điều tiêu cực thành điều tích cực.
Giờ đây, tuyết không còn là mối phiền hà và mùa đông cũng đẹp hơn.
Tác giả: Abe Kengo
Biên dịch: Lê Phương Kỳ