Luật ngầm – Ám ảnh “Căn bệnh 17” ở Thánh địa Akihabara

Có một luật lệ bất thành văn ở Akihabara. Thế nhưng nếu bạn có lỡ phá luật, sẽ chẳng ai nói điều gì thô lỗ với bạn. Thay vào đó, họ sẽ chấp nhận xem bạn như một “người ngoài cuộc” và chưa hiểu hết về văn hóa tại Akihabara. Vì thế, đừng quá lo ngại sẽ vi phạm luật này nhé.

Như các bạn cũng đã biết, Akihabara chính là thế giới ảo- nhưng- không- ảo (tuy là ảo nhưng đem lại cảm giác chân thực). Đây là thiên đường giành cho những người muốn thoát khỏi hiện tại và sống một cuộc sống mà mình luôn mơ ước.

Nếu Anime Manga thuộc về thế giới 2D thì Akihabara chính là thế giới 2,5D. Đây là điểm giao giữa cuộc sống ảo và cuộc sống thật mà bất cứ ai, dù là Otaku hay không cũng nên thử đến một lần.

Một trong số những điều mà người sống tại Akihabara ghét chính là bị đem về cuộc sống thực tại. Không chỉ theo nghĩa đen là phải rời khỏi Akihabara, mà còn là khi ai đó nhắc họ về “thế giới số 1” – cuộc sống thật ngay khi họ đang ở Akihabara. Khi bạn vô tình hỏi dân địa phương và những người làm việc tại Akihabara về tên và tuổi thật của họ, bạn đã vô tình vi phạm quy tắc ngầm tại đây.

Đối với những người đang làm việc trong ngành công nghiệp Moe tại Akihabara (bao gồm Idol và các quán cà phê hầu gái), con số 17 có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu ai đó hỏi tuổi của những người này, sẽ không ngạc nhiên khi bạn nhận được câu trả lời là “17” cho dù ngoại hình của họ không ủng hộ điều đó. Hiện tượng này gọi là “Căn bệnh tuổi 17”.

Để giải thích cho hiện tượng trên, hãy tìm hiểu vào câu chuyện của Kikuko Inoue – một Seiyuu (người lồng tiếng phim hoạt hình). Cô sinh năm 1964, hiện tại 17 tuổi. Có gì đó nhầm lẫn trong cách tính tuổi ở đây thì phải?

Đó là trò đùa của cô khi tự giới thiệu bản thân, bởi các nhân vật hoạt hình mà cô lồng tiếng thường có tuổi đời rất trẻ. Và cũng không có lý do gì để cô phải tiết lộ tuổi thật của mình. Bên cạnh đó, Kikuko Inoue là một Seiyuu hàng đầu Nhật Bản, chấp nhận số tuổi này cũng là cách các Fan hâm mộ thể hiện sự kính trọng với cô.

Thuật ngữ này đã xuất hiện trong Tập sách năm của quyển Kiến thức cơ bản về thuật ngữ hiện đại (The Yearbook of The Contemporary Society – 現代用語の基礎知識 大字版) vào năm 2008.

Thế nhưng tại sao lại là 17 mà không phải một độ tuổi nào khác?

Xét về bậc học giáo dục, 17 tuổi rơi vào năm thứ hai hoặc thứ ba của cấp trung học phổ thông. Đây là khoảng thời gian chuyển giao giữa con nít và người lớn. Khi đó, bạn không còn là đứa trẻ chẳng hiểu gì về thế giới, nhưng vẫn không đủ chín chắn để được xem là người lớn. Đây cũng là lúc bạn nên có những suy nghĩ và tính toán cho tương lai của mình.

Dù người ở Akihabara có đang sống trong thế giới ảo, họ vẫn ý thức được rằng ngày nào đó họ phải rời đi. Nơi đây chỉ là thiên đường cho những “kẻ tị nạn” đang gặp vấn đề hoặc cảm thấy mệt mỏi, muốn trốn chạy khỏi đời thật. Nhưng không ai hết, họ hiểu rõ nhất về thực tế mà họ sẽ phải đối mặt trong một ngày không xa.

Tất nhiên, không phải ai cũng dễ dàng thoát ra khỏi “nỗi ám ảnh tuổi 17 này”, đó cũng là lý do vì sao đây được xem là một căn bệnh. Nhiều người xem tuổi 17 như một dấu mốc nhắc nhở họ trở về thực tại, nhưng cũng có người bị kẹt trong những suy nghĩ viển vông.

Vì thế, Akihabara có thể là “thánh địa” cho những kẻ 17 tuổi thật sự đang tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời. Nhưng đồng thời cũng là cái bẫy ngọt ngào giành cho những kẻ mãi mãi chẳng thể thoát ra khỏi tuổi 17.

Bài hát thể hiện sự tươi trẻ của các nữ sinh trung học trong độ tuổi 17

Bạn có muốn đến Akihabara một lần để thưởng thức cuộc sống ảo- nhưng- không- ảo ở đây không? Hãy trải nghiệm một cách khôn ngoan bạn nhé !

 

 

Sachiko
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: