Văn hoá “không làm phiền” hay sự lãnh cảm của người Nhật trong xã hội hiện đại

Quay lại chủ đề về căn bệnh vô cảm, một căn bệnh thờ ơ, trơ lì cảm xúc trước những chuyển biến xã hội xung quanh. Ở Nhật, có một mối dây liên kết giữa văn hoá”không làm phiền” và căn bệnh vô cảm đó.

Vậy sự giáo dục tính tự lập ấy đang gây cho xã hội Nhật những thay đổi gì và tác hại của nó ra sao?

( Nguồn internet)

Hãy cùng Japo đi vào sơ lược câu chuyện xã hội “vô cảm” đang nhức nhối trong cộng đồng hiện nay nhé!

Thực trạng

Ắt hẳn, bạn đã ngạc nhiên khi lần đầu thấy nhìn thấy hình ảnh một nhân viên nằm gục xuống đất khi có nhiều người qua lại nhưng chẳng ai dừng lại?

Bạn tìm hiểu và nhận ra ngủ gật ở Nhật đã trở thành “văn hoá ngủ gật” ở xứ này.

Với cường độ làm việc cao, thời gian ngủ trở nên xa xỉ. Họ phải ngủ vội trên những chuyến tàu.

Bên cạnh cơ thể mệt mỏi, là áp lực từ nơi làm việc.

( Nguồn internet)

( Nguồn internet)

Phải chăng, đây là một trong số những hậu quả của một nền tăng trưởng kinh tế vượt bậc. Những nguyên nhân như làm việc hơn 8 tiếng, thất vọng với bản thân, hay bị đè nặng bởi kỳ vọng của xã hội.

Có thời kỳ, người làm công ở Nhật bị xem là “những con vật kinh tế” hái ra tiền. Điều này, đẩy nhân viên rơi vào áp lực, hay không thể giải bày nhu cầu bản thân do nhà tuyển dụng chỉ xem trọng lợi nhuận.

Tất cả, như vắt kiệt sức người lao động.

( Nguồn internet)

Với bản tính độc lập và sợ làm phiền đến người khác, phần lớn người Nhật chọn con đường tự giải quyết một mình. Một số người Nhật chọn im lặng, dồn nén cảm xúc vào bên trong và tiếp tục công việc.

Số người khác, tìm đến rượu hay lao vào cuộc vui để tạm quên những khó khăn, bế tắc.

Và, có những người đã tìm đến cái kết cho bản thân, chấm dứt chuỗi ngày đau khổ, tuyệt vọng.

Sự việc đáng tiếc trên còn xảy ra ở lứa tuổi học sinh. Những đứa trẻ nông nổi nhận thấy bản thân quá kém cỏi hay bị trêu chọc, bắt nạt ở trường.

Giải pháp 

Trong khi đấy, các quốc gia phát triển, nhà trường khuyến khích các học sinh chia sẻ, giải bày những cảm xúc tiêu cực với chuyên gia tâm lý. Nhà trường và gia đình luôn phối hợp để quan tâm, chăm sóc các bé ngay khi có biểu hiện không bình thường.

( Nguồn internet)

Các tổ chức nhân đạo, cứu trợ cũng được thành lập nhằm hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cần giúp đỡ.

Những tình nguyện viên khuyến khích họ mở lòng hơn, hoà nhập với đời sống hơn bằng những thông điệp với mong muốn họ hiểu rằng: Bạn không hề đơn độc.

( Nguồn internet)

Ngoài ra, có những tổ chức tình nguyện xuyên quốc gia nhằm hổ trợ các nước trong khu vực trên mọi lĩnh vực.  Con người sát lại gần nhau hơn, cuộc sống cũng trở nên tốt đẹp hơn.

Xét trên cục diện, phải chăng người Nhật đã quá mạnh mẽ trong thế giới của chính mình.

( Nguồn internet)

Tạm kết

Người Nhật đã quá khép mình lại trong ” chiếc lồng thời gian và tự quyết”. Họ dần có khoảng cách với nhau ngay trong chính gia đình của mình.

Nếu người đang khó khăn nhận được sự giúp từ chính những người hàng xóm, gia đình, bạn bè hay xã hội. Liệu những kết cục bi thương đó có xảy ra.

Phải chăng, người Nhật chịu ảnh hưởng suốt thời kỳ phong kiến, đã tác động đến thói quen và lối suy nghĩ của người Nhật ngày nay.

Bạn nghĩ điều về lối sống này của người  Nhật?

Hãy chia sẻ với Japo nhé!

 Midori 

Nước Nhật nhìn từ góc độ của người nước ngoài

Thần tượng Nhật Bản tự tử, 3 năm sau nguyên nhân cái chết của anh mới được sáng tỏ

Ám ảnh trong khu xử tử tù Nhật Bản

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: