Người Nhật nghĩ như thế nào khi người nước ngoài Cosplay?

Nhật Bản được xem là “cái nôi” của phong trào Cosplay ở giới trẻ. Trong một năm, lễ hội Cosplay được tổ chức thường xuyên thu hút hàng ngàn tín đồ hoá trang tham gia.

Người hâm mộ loại hình Cosplay thích thú khi được hoá thân vào nhân vật hoạt hình hay truyện tranh mà họ yêu thích.

( Nguồn cosplay1)

Người hoá trang thành nhân vật nào đó gọi là Cosplayer.

Mỗi Cosplayer phải bỏ ra chi phí cao “ngất ngưỡng” bởi phụ kiện hay trang phục thường là “hàng hiếm”.

Tuy thế, phong trào này vẫn rất sôi nổi và ngày càng được mọi người đón nhận hơn.

Cosplay còn lan rộng ra khắp thế giới khiến loại hình bị thay đổi ít nhiều.

( Nguồn 6giosang)

Một Cosplayer “thực thụ” không chỉ hoá trang sao cho giống với nhân vật, mà còn phải biểu đạt được thần thái của nhân vật, trong từng cử chỉ, ánh nhìn.

( Nguồn 6giosang)

Cùng xem đoạn video dưới đây để xem, người Nhật có suy nghĩ gì về hình ảnh người nước ngoài Cosplay nhé?

( Nguồn Find Your Love in Japan)

Nhiều người nghĩ rằng, người Nhật không thích người ngoại quốc Cosplay vì thiếu tính chuyên nghiệp hay làm mất hình tượng nhân vật của họ.

Trái ngược với suy nghĩ trên, người Nhật rất vui vẻ và tự hào về nền văn hoá đồ sộ của mình.

( Nguồn cosplay1)

Giới trẻ Nhật không chỉ ngưỡng mộ Cosplayer nước ngoài, mà còn đánh giá cao khả năng tiếng Nhật của một số du khách.

Ngoài Anime, người nước ngoài cũng hào hứng với các truyền thống khác của Nhật Bản.

Người Nhật đã cởi mở hơn xưa rất nhiều.

Hầu hết, họ đều cảm thấy rất vui khi thấy người nước ngoài hưởng ứng văn hoá của mình.

Người Nhật cho rằng,  chính người nước ngoài đang truyền bá văn hoá của họ ra bên ngoài thế giới nên có ấn tượng rất tốt.

( Nguồn hibarisense)

Đa phần người Nhật khẳng định họ không có suy nghĩ kỳ thị hay bất cứ ác ý nào đối với du khách.

Ngay cả khi, người nước ngoài mặc trang phục truyền thống Kimono một cách “biến dạng” hay món Ramen bị “cải tạo” phù hợp với người bản địa.

Mặc dù vậy, một vài cá nhân cảm thấy khó chịu khi văn hoá truyền thống bị biến đổi, bị chế nhạo bởi sự kém ý thức.

( Nguồn tiin)

Hiển nhiên,  điều này không được chấp nhận.

Trong thời kỳ hội nhập, giao lưu văn hoá giữa các nước luôn được khuyến khích nhưng việc giữ gìn “nguyên bản” là điều mà các nhà làm văn hoá vẫn phải suy xét không chỉ riêng một vài cá nhân.

Còn bạn có nhận xét như thế nào, hãy cho Japo ý kiến nhé!

Midori ( tổng hợp)

5 điều bạn học được từ hoạt hình Lớp Học Ám Sát

Sau khi vào đại học, cuộc sống của những học sinh ưu tú sẽ như thế nào?

Tiếng Nhật: sau cuộc khủng hoảng ngôn ngữ

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: