Người Nhật được nuôi lớn “từ thuở còn thơ” như thế nào ?

“Nuôi con từ thuở còn thơ” là câu mà ông bà xưa vẫn nhắc nhở các bậc cha mẹ chăm sóc con cái ngay từ khi đứa bé chào đời.

Tuy thế, mọi người vẫn nghĩ đứa trẻ còn nhỏ vẫn chưa biết gì, nên cứ từ từ mà dạy sau.

Chính cách dạy qua loa, hời hợt của người lớn tạo ra tính cách không hay cho trẻ khi trưởng thành.

Nhiều người Việt vẫn còn quan niệm “thương con cho roi, cho vọt. Ghét con cho ngọt, cho bùi” mà không biết mình đã bạo hành trẻ.

Đứa trẻ khi lớn lên rơi vào hai tâm lý: một sợ hãi, tự ti. Hai là ngang tàn, hung hăng.

Trong khi đó, các mẹ Nhật lại áp dụng vài quy tắc thông dụng để dạy đứa trẻ của mình.

  1. Khi nào …..thì….

Cấu trúc này có thể bắt bé làm theo ý  của cha mẹ mà không phải la mắng trẻ. Bằng cách kết hợp một điều bé muốn kèm theo quy định mà bé bắt buộc phải làm.

 

Khi nào đánh răng xong thì mẹ sẽ cho con xem hoạt hình

( Nguồn nhakhoadongnam)

Hơn nữa, còn tạo thói quen buộc bé làm xong việc này rồi mới đến việc khác không nửa vời.

2.  Chân trước, miệng sau

Điều mà các bậc cha mẹ Nhật khác hoàn toàn với cha mẹ Việt. Tuy không quát tháo con nhưng nhiều phụ huynh Việt thường dùng lời nói để dạy bảo hay ra lệnh cho con.

Còn ba mẹ Nhật lại dùng hành động để dạy dỗ con nhiều hơn. Điều này giúp bé dùng mắt quan sát những điều nhỏ nhặt bên ngoài.

Hãy tạo thói quen hành động có giá trị hơn lời nói

( Nguồn dantri)

Giả dụ: Người Việt thường quát con hãy tắt tivi rồi xuống ăn cơm.

Còn đối với cha mẹ Nhật, họ sẽ vào phòng chơi với bé một chút rồi “thương lượng” với bé tắt tivi.

Điều này sẽ giúp bé trình bày ý kiến của mình nhiều hơn, nâng cao khả năng lập luận của bé.

3. Hãy cho bé chọn lựa

Điều này giúp bé cảm thấy mình được tôn trọng, có tiếng nói trong gia đình.

Thay vì bắt bé làm theo ý kiến chủ quan của ba mẹ hãy cho trẻ được đóng góp ý kiến riêng của mình.

 

( Nguồn vietnamnet.)

Điều này giúp trẻ rèn luyện chính kiến cho những quyết định sau này.

4. Đừng hỏi khó trẻ

Các bậc phụ huynh phải chú ý khi đặt câu hỏi nào đó với con cái của mình vì  câu hỏi sẽ ảnh hướng đến tư duy và tâm lý của đứa trẻ.

Thay vì hỏi “Sao con làm vậy?”  Hãy chuyển câu hỏi thành “Hãy kể cho ba/ mẹ xem con đã làm gì ?”

5. Trực tiếp

Trong xã hội xưa, vai vế gia đình được phân chia cấp bậc rõ ràng. Người nhỏ phải nghe lời người lớn là lẽ đương nhiên.

Không lắng nghe trẻ cũng là thiếu sót của các bậc cha mẹ Việt Nam ngày nay. Điều này trở nên xa xỉ hơn khi cuộc sống ngày càng bận rộn.

 

( Nguồn 4edu)

Chỉ cần bạn ngồi xuống để đầu gối ngang với tầm nhìn của trẻ rồi trình bày  ý kiến với bé. Điều này còn giúp bé có thói quen lắng nghe người khác.

6. Gọi tên

Khi cha mẹ muốn đề nghị con cái việc gì đó hãy gọi con bằng tên. Cách gọi tên sẽ giúp bé nhận thức bản thân mình có trách nhiệm hơn.

Đây chưa phải là thói quen của nhiều phụ huynh Việt thường làm.

 

( Nguồn eva)

 

7. Sử dụng cấu trúc “Khi con…..mẹ cảm thấy….bởi vì…”

Chỉ câu đơn giản trên vừa giúp bé hiểu được hành động sai của mình gây ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt là mẹ.

Nói với con nghe về cảm giác của mình sẽ làm bé hiểu thêm về mức độ quan trọng của sự việc.

Thay vì la bé khi chạy trong siêu thị, mẹ nói với trẻ là “Khi con chạy ra ngoài chơi mà không xin phép mẹ, mẹ cảm thấy rất lo lắng bởi vì đã không biết con đi đâu”

Các bậc phụ huynh luôn cố gắng để con mình có được những điều tốt đẹp nhất.

Hy vọng một số cách gợi ý trên đây sẽ giúp các bé phát triển tốt hơn.

Nguồn tham khảo: laodongxuatkhaunhatban

Midori 

Di sản của đế chế Roma được khai quật tại lâu đài Kasturen

Bức tranh lạ lẫm của Nara: Đứa trẻ có đôi mắt ám ảnh

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: