Con đường “trải thảm đỏ”: chữ Hán cổ “biến thành” chữ Quốc ngữ nước Nhật

Nguồn cội chữ Hán , phải kể đến một nước rộng lớn như Trung Hoa quê hương của những ký tự xưa cổ có từ thời khai thiên lập quốc.

Về sau, con chữ theo những cuộc chinh phạt đi xa, vượt rào cản biên giới rồi dần trở thành bảng chữ của quốc gia tại xứ người.

Dần tạo nên mối tương quan và tương đồng về văn hóa đặc sắc.

Nhật Bản và Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước đây tuy chưa có mối bang giao trực tiếp, song cùng là nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa.

Chữ Hán cổ của Nhật

( Nguồn : theworldonmydoorstep)

Việc du nhập chữ Hán của Nhật Bản được biết đến từ lâu đời, như quá trình hình thành và du nhập thì vẫn chưa được biết đến nhiều.

Theo sách vở người Trung Quốc ghi lại thì vào khoảng giữa thế kỷ thứ nhất. Một tiểu quốc đầu tiên đã được hình thành ở miền bắc đảo Kyushu.

Theo sách Hán thư ghi chép” Mãi tới đời Hậu Hán, người Nhật Bản cổ đại mới có điều kiện tiếp xúc với chữ Hán qua chiếc ấn vàng khắc trên dòng chữ ““Hán ủy nô quốc vương ấn” (漢委奴國王)” do nhà vua Hán ban tặng cho quốc vương nước Nô.

Tuy nhiên, mãi đến thời Tống, Nhật mới thật sự đặt mối bang giao giữa hai nước.

Sau cuộc chinh phạt Triều Tiên của vua Oải, nhiều người Triều Tiên cũng như người Hán bị bắt đưa về Nhật. Thoe sử sách ghi chép thì ông tổ nghề tằm, dệt vải, đều là người Hán.

 

Những người ông tổ này được coi là người truyền bá lại kỹ thuật và văn hóa Trung Hoa.

Cũng chính từ thời kỳ này, việc ghi chép ngày càng được xem trọng và phát triển.

Trải qua các triều đại đến năm Yoime thứ hai (603), lần đầu tiên Nhật cử sử giả sang Đường. Đến năm Yoime 12, lưu học sinh Nhật từ Trung Quốc trở về.

Tiếng Hán của Nhật dần được hình thành và phát triển đạt đến độ nhất định trong các tác phẩm văn xuôi và thơ ca về sau.

Cơ bản chữ tiếng Nhật ngày nay là loại ngôn ngữ đa âm tiết , chấp dính.

Vì vậy, chữ Nhật khác xa về cả vốn từ và cấu trúc và cấu tạo câu so với tiếng Hán, thuộc ngôn ngữ đơn âm tiết

 

Do không có chữ viết riêng nên người Nhật phải mượn chữ Hán để ghi tiếng Nhật.

Động lực chính của thứ chữ viết ghi âm là người Nhật rất yêu thơ hay ngâm vịnh.

Tiền đề của chữ Hirakana và Katakana là bảng chữ Manyogana dùng trong Tự thư và văn chương.

Hirakana xuất hiện từ trung thời kỳ Heian (thế kỷ thứ 9), còn Katakana thì do nam giới dùng là chủ yếu.

Vậy chữ Hán do người Nhật tạo ra từ khi nào?

Theo số sách nghiên cứu thì từ thời kỳ đầy Heian. Đại bộ phận chữ Hán do người Nhật xây dựng trên nguyên tác văn tự hội ý.

Giống chữ Nôm người Việt, các bộ thủ và chữ Hán đều tham gia vào việc cấu tạo nên chữ Hán mới.

Chữ Nôm của Việt

( Nguồn kontumquetoi.)

Chính lối quan sát tinh tế và sự liên tưởng sâu xa của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, người Nhật đã tạo nên nhiều chữ Hán mới, bổ sung vào kho từ vựng để trở nên phong phú, đa dạng.

Tổng kết lại chặn đường du nhập chữ Hán vào nước Nhật, khác với con đường bị áp đặt như Việt Nam và Triều Tiên.

Ngôn ngữ Nhật được du nhập bằng con đường thảm đỏ từ các vấn đề bang giao đối ngoại. Cũng từ đây, tiếng Nhật được sàn lọc và phát huy trong thời hiện đại.

Nguồn: nghiencuulichsu 

Ana(nghiencuulichsu )

 

Kỳ lạ thay trong tiếng Nhật Hạnh phúc lại bắt nguồn từ Bất hạnh

Học tiếng Nhật từ người bản xứ tiếng Việt Trào lưu ngoại ngữ hót hòn họt

Bạn biết gì về thể thơ quý tộc ; ra đời sớm nhất Nhật Bản?

 

 

 

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: