Lạ đời: Đến cả măng mà người Nhật cũng phân biệt giới tính

Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng với sự phong phú và luôn thay đổi theo từng mùa trong năm. Mùa nào thức ấy, xuân đến, món ăn được mong đợi nhất chính là măng.

Cho măng tươi, chút nước tương, Mirin, Dashi vào gạo rồi bấm nút đợi nồi cơm điện chín, ta đã có ngay một bữa Takenoko Takikomi Gohan thanh nhẹ.

Ảnh: https://www.photo-ac.com/

Người Việt chúng ta cũng rất hay sử dụng măng trong các món ăn thường ngày.

Thế nhưng, nếu đã từng ăn măng hoặc chế biến nguyên liệu này, bạn có biết rằng măng thật ra cũng có giới tính.

Ảnh: http://news.livedoor.com/article/detail/14602651/

Trong bức ảnh các bạn đang nhìn thấy, búp măng bên trái là đực và phải là cái.

Cả hai có sự khác biệt về hình dáng rất đặc trưng và dễ hình dung phải không nào?

Măng đực mọc thẳng và dài trông rất dũng mãnh và có khí chất. Từng lớp măng cũng đen hơn và đỉnh đầu ngả màu xanh lá. Còn măng cái lại khá mủm mỉm, chiều cao khiêm tốn, lớp lá măng mỏng và hơi thẫm đỏ bên trong. Trên đỉnh đầu lại là màu vàng.

Thế nhưng, đây thật ra chỉ một cách để phân biệt theo hình dáng để các bà nội trợ dễ dàng “xử lý” khi nấu nướng trong bếp thôi. Còn về mặt khoa học, thì tất nhiên chuyện giới tính ở măng không được công nhận.

Thế nhưng, lý giải cho việc tại sao cùng một loại măng mà hình dạng chúng lại khác nhau đến vậy thì đến nay vẫn chưa có lời đáp.

Với măng đực, các mẹ thường xào qua dầu vì độ giòn rất vừa miệng. Còn măng cái thích hợp để hầm thịt hoặc cá hơn.

Nói đến đây, không biết có bạn nào nhớ ra từ trước đến nay mình đã sử dụng măng đực hay cái chưa nhỉ?

Bật mí thêm là măng ở Nhật vô cùng đắt và thỉnh thoảng còn bán theo một búp lớn nữa đấy.

Kengo Abe 

3 trò chơi được người Nhật yêu thích trên bàn nhậu

Sốc – Nhiều người Nhật thiệt mạng chỉ vì…ăn cơm

Chú chó tinh nghịch chạy theo xe Google Street View tại Nhật, tấm ảnh nào cũng đòi có mặt khiến cư dân mạng thích thú

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: