Loạt đáp án bài tập hè gây tranh cãi của học sinh tiểu học Nhật: Rốt cuộc sai ở đâu?
1/ Bài tập số 1
Câu hỏi: Điền từ trái nghĩa với từ có sẵn.
Trái nghĩa với lớn thì ai cũng biết là nhỏ, trái nghĩa với ngồi là đứng…
Còn trái nghĩa với vứt là gì ? Bạn nghĩ là nhặt ư?
Tất nhiên đó là đáp án chính xác nhưng nếu nói rằng trái nghĩa với vứt là không vứt thì sao?
すてる( suteru -vứt) -> すてない(sutenai – không vứt)
Tôi nghĩ cũng chẳng sai lắm đâu!!!
娘の宿題の解答 ツッコミどころ満載な上にまさかの否定形!笑 pic.twitter.com/v42QI51vHP
— サッシャ Sascha (@sascha348) November 20, 2013
2/ Bài tập số 2
Câu hỏi: Ai và ai? (Điền vào chỗ trống ứng với người trong ảnh)
Câu trả lời: 「はげ」とおばあさん
Hage nghĩa là hói. Cũng đúng thôi, rõ ràng ông trong ảnh ít tóc mà.
3/ Bài tập số 3
Câu hỏi: Điền tiếp vào ô trống tính từ đuôi i + tên vật/động vật
「みじか」い「えんぴつ」 (Mijikai enpitsu) -> Cây bút chì ngắn
「まる」い「すいか」 (Marui suika) -> Quả dưa hấu tròn
「あかる」い「でんき」 (Akarui denki) -> Bóng đèn sáng
Mọi chuyện đang rất suôn sẻ cho đến khi một đáp án khá dài xuất hiện.
「にんじんだ」い「すきなうさぎ」 -> Chú thỏ rất yêu cà rốt
Đồng ý là có chữ “i” thật, nghĩa và ngữ pháp cũng không sai.
Nhưng có gì đó là lạ ở đây thì phải ??
かわいい間違いがある夏休みの長男の宿題!正解は白いウサギらしい。 pic.twitter.com/Z6rHIsAjoy
— かもめんたる・岩崎う大 (@udaikamomental) August 12, 2014
4/Bài tập số 4
Câu hỏi: Điền Kanji ứng với Hiragana
りんごのかわ -> りんごの川
Kawa đều là cách đọc của 2 chữ Hán 川 (sông) và 皮(da,vỏ).
Thay vì vỏ cam, cậu bé đã liên tưởng đến cả dòng sông cam!
息子くんの宿題の丸付けの際に教科書的には×なんだろうけど、○を付けたくなることがよくある。「りんごの川」って想像したら楽しいし、そこから物語が生まれて来そうな想像力掻き立てられる詩的な言葉にオイラは取りたくなる。この場合「りんごのかわをむく」まで無いといけないんじゃないだろうか? pic.twitter.com/1epfPBN1H3
— 本田誠人 (@hondamakoto) October 24, 2018
Quả là trí tưởng tượng của trẻ thơ luôn vượt trên những gì người lớn nghĩ. Thay vì ép buộc chúng vào một “đáp án” có sẵn, thỉnh thoảng cho trí tưởng tượng bay xa thế này cũng là một cách giáo dục trẻ tốt đấy chứ.
Tham khảo: https://corobuzz.com/archives/130062
Chee
Sợi dây màu trắng – nỗi ám ảnh xỏ lỗ tai của trẻ em Nhật Bản
Nhật Bản chế tạo Robot thú cưng kiểu mới giúp bạn giảm Stress và cảm thấy được yêu thương hơn
Nghi lễ “hù ma” trẻ em được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của Nhật Bản