Chuyện cổ tích có thật về loài chim “ngu ngốc” trở về từ cõi chết

Chim Hải Âu mày đen từng là giống chim được thấy rất nhiều gần bờ biển Nhật Bản. Tên tiếng Nhật của con chim này là アホウドリ (Ahoudori), bắt nguồn từ Aho có nghĩa là ngu ngốc.

Lý do vì sao giống chim này lại có cái tên như vậy, là bởi chúng không hề cảnh giác với con người. Cụ thể dù một người đang có ý định giết hại nó chỉ ở cách đó 1 mét, Ahoudori cũng sẽ không bỏ chạy.

Hải Âu mày đen có ngoại hình rất đẹp. Nếu con chim này tung cánh bay dưới ánh bình minh, bạn sẽ thấy được những tia sáng lấp lánh toả ra từ nó.

Ảnh https://gendai.ismedia.jp/articles/-/59514

Vào nửa cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, loài chim này đã từng bị đẩy đến bờ vực của sự tuyệt chủng do bị săn bắt bừa bãi.

Ảnh https://gendai.ismedia.jp/articles/-/59514

Chim Hải Âu mày đen thường cư ngụ ở gần bờ biển phía Tây của Hoa Kỳ hoặc gần bờ biển Berlin vào khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9. Vào tháng 10 đến tháng 5 năm sau, chúng sẽ di trú đến vùng biển Nhật Bản và Đài Loan để sinh sản và nuôi con.

Lông chim nhẹ và có khả năng giữ nhiệt, do đó được bán với giá rất cao. Nhiều người Nhật vì cái lợi trước mắt đã săn bắt Ahoudori một cách vô tội vạ. Lợi dụng tính “cả tin” và hiền lành của nó, con người đã sát hại loài chim này trên diện rộng. Ước tính có hơn 10,000,000 cá thể bị giết.

Có một thời gian Hải Âu mày đen gần như biến mất trên thế giới, những tưởng giống chim này đã bị xoá sổ. Đến thế kỷ 20, 10 cá thể cuối cùng của giống này đã được đưa vào trại bảo tồn, nhân giống.

Từ đó đến nay đã 42 năm trôi qua…

Ảnh https://gendai.ismedia.jp/articles/-/59514

Giảng viên ưu tú Hasegawa thuộc đại học Toho cho biết trong 42 năm, các nhà khoa học đã thực hiện 125 cuộc khảo sát, nghiên cứu trên giống chim này để có thể đưa chúng trở về từ cõi chết

“Vì Ahoudori đã chọn nước Nhật làm nơi sinh sản, nhiệm vụ của chúng ta là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chúng”

Hasegawa chính là người đã khơi nguồn cho nhiệm vụ trên. Từ năm 1976, kế hoạch chính thức được thông qua, thế nhưng lúc này, hòn đảo Toshi-shima nơi cư ngụ của Ahoudori vẫn có lệnh cấm người đến để bảo vệ giống chim này trên danh nghĩa.

Các nhà khoa học phải trải qua rất nhiều cuộc đàm phán để được cấp phép vào đảo.

Ảnh https://gendai.ismedia.jp/articles/-/59514?page=2

Có khoảng 71 cá thể được nghiên cứu trên đảo. Ước tính với 71 cá thể như vậy có thể tăng dân số loài chim này lên từ 150 đến 200 con. Nếu so sánh tỷ lệ tử và tỷ lệ sinh của giống chim này, nếu cứ để chúng sinh sản tự nhiên sẽ không thể nào tăng số lượng cá thể lên được.

Giáo sư Hasegawa đã dốc tiền của và thời gian của mình để nghiên cứu bảo tồn Ahoudori. Thời gian ông sống trên đảo còn nhiều hơn trên đất liền. Hasegawa không tiếc tiền cho những công trình dân dụng giúp nâng cao đời sống của loài chim này.

Vào năm 1993, cuối cùng chính quyền Tokyo cũng vào cuộc. Họ cung cấp các thiết bị hiện đại như trực thăng để hỗ trợ dự án của vị giáo sư.

Đến năm 1994, số lượng cá thể lúc này đã là 1000 con.

Ảnh https://gendai.ismedia.jp/articles/-/59514?page=2

Tuy nhiên lúc này xuất hiện một vấn đề khác. Trên hòn đảo Toshi-shima có những ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động. Nếu những ngọn núi này phun trào, nỗ lực bảo vệ Ahoudori sẽ hoàn toàn vô nghĩa. Do đó, chính quyền quyết định mở rộng môi trường sống của loài chim này ra các hòn đảo khác. Tính đến nay đã có 5000 cá thể được đưa về từ cõi chết.

Với cái tên Ahoudori, thay vì xem đây là loài chim ngu ngốc không biết sợ hãi loài người, tại sao chính chúng ta không thay đổi để chứng tỏ rằng loài người không hề nguy hại đối với các loài sinh vật khác.

Thật may mắn vì một lần nữa, chúng ta có thể nhìn thấy cánh chim Ahoudori bay lượn trên bầu trời.

Kengo Abe

Hãy xem Nghệ sĩ Origami biến Bồ Công Anh thành những sinh vật tuyệt đẹp nhất

Vùi 5000 sinh vật biển dưới băng, công viên Nhật nhận phải nhiều chỉ trích

【Hot‼︎! Chỉ có trong 3 ngày】Sự kiện làm sống dậy những sinh vật biển trong tranh vẽ bằng công nghệ hoạt hình

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: