Thói quen đọc sách mở ra con đường thành công

Trên thế giới có rất nhiều người thành công, họ có tiền bạc, địa vị, quyền lực. Bạn có từng ước mơ được như họ, có phải để đạt đến thành công là nhờ may mắn?

Một điểm chung của những người thành công đó là họ đều có thói quen đọc sách. Thế nhưng loại sách mà những người này đọc là gì? Hãy cùng JAPO tìm hiểu trong bài viết lần này nhé !

Warren Buffett

Ảnh https://www.businessinsider.jp/post-100406

Ông là chủ tịch, CEO và là cổ đông lớn nhất của Berkshire Hathaway, một công ty cổ phần đa quốc gia cố trụ sở chính tại Omaha. Thói quen của nhà đầu tư nổi tiếng thế giới này là cứ cách từ 5-6 tiếng sẽ đọc 5 tờ báo. Ngoài ra ông cũng có khả năng phân tích đánh giá 500 trang báo cáo tài chính.

Warren Buffett từng phát biểu “Tri thức gắn liền với chúng ta, việc ta cần làm là tích luỹ nó. Việc này ai cũng có thể làm được, thế nhưng đa số lại không làm”.

Với vốn tri thức khổng lồ, Warren Buffett đã quản lý quỹ đầu tư một cách ổn định.

Bill Gates

Người sáng lập Microsoft có thói quen đọc 50 cuốn sách mỗi năm, tốc độ trung bình mỗi tuần đọc 1 cuốn. Hầu hết các cuốn sách ông đọc thuộc thể loại Nonfiction (phi hư cấu). Các chủ đề đa dạng từ y tế công cộng, về các loại bệnh, kỹ thuật, kinh doanh, khoa học,… ngoài ra doanh nhân này cũng đọc tiueer thuyết. Ông chia sẻ muốn hiểu biết sâu sắc về thế giới mà mình đang sống.

Mark Zuckerberg

Năm 2015, Mark đã thề rằng cứ 2 tuần sẽ đọc 1 cuốn sách. Anh đang tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến văn hoá, tín ngưỡng, lịch sử, công nghệ,… Người đứng sau mạng xã hội Facebook nhưng lại không dành nhiều thời gian cho các phương tiện truyền thông mà tận dụng thời gian để đọc sách.

Elon Musk

CEO của Tesla và hiện là đại diện của SpaceX, tập đoàn tư nhân đầu tiên trên thế giới đưa phi hành gia vào không gian. Ông cũng là người đồng sáng lập Paypal.
Khi còn trẻ, trước khi Paypal được thành lập, Elon Musk có thói quen đọc tiểu thuyết khoa học viễn tưởng tới 10 giờ tối. Trước đó, năm 9 tuổi, anh đã đọc toàn bộ bách khoa toàn thư Britannica.

Đến đây liệu lý do “không có thời gian của bạn” để không đọc sách của bạn có còn sử dụng được không nhỉ? Rõ ràng đó chỉ là nguỵ biện thôi !

Bây giờ hãy cùng “bẻ gãy” những lý do không đọc sách của bạn.

1. Tôi bận lắm, không có thời gian.

Hãy cùng đếm số lần bạn chạm vào Smartphone của mình trong ngày khi không thực sự cần thiết. Chúng ta có thói quen chơi với Smartphone trong thời gian chờ, hay trước khi đi ngủ. Đôi khi chỉ để không thấy lạc lõng, giết thời gian,…Bây giờ hãy thay đổi hành động đó bằng đọc sách.

Nếu bạn không có 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày để đọc, chỉ cần 15 phút cũng được. Nếu đến 15 phút rảnh rỗi mà bạn cũng không có, cuộc sống hiện tại của bạn rất độc hại đấy. Bạn nên sắp xếp lại công việc một cách hợp lý hơn.

2. Tôi có đọc sách nhưng tôi nhanh chán, không thể nạp vào đầu được.

Nếu không quen, việc đọc sách có thể là một trải nghiệm không mấy vui vẻ. Khi bạn không thích quyển sách mình đang đọc, việc nạp nó vào đầu quả nhiên rất khó khăn. Hãy chọn thể loại sách mà bạn thích đọc, sau đó nâng dần khả năng đọc và phân tích của bạn. Khi đã đọc một khối lượng sách nhất định, bạn sẽ không cảm thấy áp lực nữa.

3. Đọc bằng Smartphone cũng được đúng không?

Tất nhiên là không rồi.

Trong xã hội ngày nay, bạn có thể tìm thấy hầu hết mọi thông tin trên Internet, từ báo điện tử, đến sách điện tử,… tuy nhiên việc đọc trên Smartphone có rất nhiều nhược điểm. Đối với báo điện tử, bạn có xu hướng đọc tiêu đề và lướt sơ các thông tin thay vì đọc chi tiết. Đối với sách điện tử, bạn dễ đánh mất sự tập trung của mình, bởi lẽ có quá nhiều thứ từ Smartphone khiến bạn xao nhãng.

4. Chỉ cần nạp thông tin là được mà, vậy thì xem tin tức trên TV là ổn rồi.

Sẽ rất khó lưu lại thông tin bằng cách xem TV. Hãy đọc về kiến thức cơ bản trong sách, rồi hãy củng cố lại bằng các đoạn Video bổ sung.

5. Đọc Manga có tính là đọc không?

Tôi rất lấy làm tiếc nhưng xin trả lời là không.

Một trong những lý do bạn nên đọc sách chữ là để rèn luyện khả năng liên tưởng của bạn. Riêng với truyện tranh đã sử dụng ảnh minh hoạ rồi nên sẽ không có tác dụng thúc đẩy khả năng tưởng tượng.

Đọc sách không chỉ để tích luỹ kích thức, mà còn nâng cao năng lực liên tưởng – tưởng tượng. Kiến thức của bạn càng rộng, bạn càng dễ dàng giao tiếp với nhiều người, nhờ đó mà mở rộng được các mối quan hệ xã hội.

Đọc sách chính là chìa khoá thành công không chỉ trong công việc mà còn để kết nối được với nhiều người hơn.

Hãy rèn luyện thói quen đọc sách từ bây giờ để khiến cuộc sống của bản thân phong phú hơn.

 

Kengo Abe
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: