Triết lý kinh doanh của người đứng sau 500 công ty ở Nhật Bản

Nhật Bản bắt đầu công cuộc Duy Tân dưới thời Thiên Hoàng Minh Trị, từ đó xứ sở Phù Tang trở thành một cường quốc trên thế giới. Trong cuộc Duy Tân ấy, nhiều tên tuổi để lại dấu ấn đậm nét cho sự vươn lên của quốc đảo này, trong đó có Shibusawa Eiichi.

Shibusawa Eiichi là ai?

Ông là doanh nhân và nhà lãnh đạo kinh doanh thời Minh Trị. Shibusawa Eiichi (1840–1931) đã thành lập và giúp điều hành hơn 500 ngân hàng và doanh nghiệp thương mại trong suốt cuộc đời của mình, nổi tiếng là “cha đẻ của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản”, thế nhưng ông tin rằng đạo đức và kinh doanh là hai yếu tố không thể tách rời, lợi ích công cộng phải đi trước lợi nhuận. Sử dụng học thuyết này, Shibusawa Eiichi đã hợp tác với khoảng 600 tổ chức phúc lợi xã hội. Những triết lý kinh doanh này lan tỏa và ảnh hưởng tới nhiều doanh nhân Nhật Bản về sau.

Ảnh https://www.nippon.com/

Bảo tàng Tưởng niệm Shibusawa Eiichi nằm bên trong Công viên Asukayama ở phía Bắc Tokyo, là nơi kể về câu chuyện cuộc đời của nhà lãnh đạo doanh nghiệp này. Bảo tàng được khai trương vào năm 1998, nằm ngay tại địa điểm nhà của Shibusawa trước đây, một ngôi nhà kiểu Tây thanh lịch. Liền kề Bảo tàng là phòng trà Bankōro và thư viện Seienbunko, nơi Shibusawa, nơi tiếp đón các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các quan chức cấp cao. Cả hai nơi này đều được chỉ định là tài sản văn hóa quan trọng của quốc gia.

Ảnh https://www.nippon.com/

Mới đây, học thuyết của Shibusawa đã được gợi nhắc khi có quá nhiều người trong giới doanh nghiệp hướng tới các mục tiêu ngắn hạn, đề cao lợi nhuận dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Ảnh https://www.nippon.com/

Theo Giám đốc Bảo tàng Inoue Jun, lượng khách tham quan đã tăng ổn định trong vài năm qua, khách hàng có cả giám đốc điều hành kinh doanh từ các nước láng giềng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,… Những tư tưởng chịu ảnh hưởng Nho giáo của Shibusawa đã thu hút được sự chú ý rộng rãi trên khắp Đông Á.

Ảnh https://www.nippon.com/

Shibusawa sinh ngày 13 năm tháng 2 năm 1840, là con trai cả trong một gia đình giàu có ở làng Chiaraijima, ngày nay thuộc Fukaya, tỉnh Saitama. Ông đã sớm phát triển khả năng quan sát, ghi chép để học hỏi kinh doanh khi giúp đỡ việc kinh doanh trang trại của gia đình. Shibusawa bắt đầu nghiên cứu lịch sử và các tác phẩm kinh điển của Trung Quốc năm 7 tuổi dưới sự dạy dỗ của người anh họ Odaka Junchū, người mà sau này đứng đầu Nhà máy Tơ lụa Tomioka, một trong những nhà máy Shibusawa giúp thành lập khi mới ở độ tuổi 20.

Sau đó, Shibusawa đến Edo (nay là Tokyo) để theo học tại nhiều trường khác nhau, bao gồm cả trường của học giả Nho giáo nổi tiếng Kaiho Gyoson và Genbukan, một học viện kiếm thuật có ảnh hưởng do Chiba Michisaburō đứng đầu.

Hình ảnh của Shibusawa ở Pháp trong trang phục truyền thống của Nhật Bản và phương Tây.

Ảnh https://www.nippon.com/

Khi còn trẻ Shibusawa đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các nguyên tắc chống ngoại xâm thể hiện trong khẩu hiệu sonnō jōi (tôn kính Hoàng đế, trục xuất những kẻ man rợ) và có quan hệ với các nhóm cực đoan âm mưu chiếm lâu đài Takasaki và thiêu rụi Yokohama. Lo sợ bản thân không được an toàn, Shibusawa đã trốn đến Kyoto, thông qua mối liên hệ gia đình để trở thành thuộc hạ của Hitotsubashi (Tokugawa) Yoshinobu (1837–1913). Từ vị trí này Shibusawa bắt đầu tạo dựng danh tiếng của mình như một nhà tư tưởng kinh tế tài ba.

Ảnh https://www.nippon.com/

Năm 1867, Shibusawa đến Châu Âu với tư cách là người đi cùng phái đoàn tướng quân do em trai của Yoshinobu là Tokugawa Akitake dẫn đầu để đến Hội chợ Thế giới Paris. Thế nhưng Shibusawa không quay trở lại Nhật Bản mà dành hơn 1 năm để đi khắp lục địa, tận mắt quan sát hệ thống kinh tế và xã hội của các nước phương Tây.

Bảo tàng cung cấp cái nhìn toàn diện về những đóng góp của Shibusawa trong việc xây dựng nhà nước Nhật Bản hiện đại.

Ảnh https://www.nippon.com/

Một góc của bảo tàng dành riêng cho thời gian Shibusawa còn làm thuộc hạ của tướng quân.

Ảnh https://www.nippon.com/

Sau khi trở về, Shibusawa vẫn phục vụ cho Yoshinobu cho đến khi gia tộc này chuyển đến Shizuoka vào đầu thời Minh Trị (1868–1912). Sử dụng những gì dã học được trong chuyến du lịch nước ngoài, Shibusawa thành lập một trong những công ty Cổ phần đầu tiên của Nhật Bản, Shōhō Kaisho. Sự nhạy bén trong kinh doanh của ông nhanh chóng lọt vào mắt của Chính phủ mới, đã đề nghị ông Shibusawa gia nhập  Bộ Tài Chính. Shibusawa tiếp tục đảm nhiệm một số chức vụ cao cấp khác khi còn là một quan chức, giúp đặt nền tảng pháp lý và hành chính cho hệ thống Tài chính và doanh nghiệp hiện đại của Nhật Bản.

Ảnh https://www.nippon.com/

Sau khi rời Chính phủ vào năm 1873, Shibusawa tập trung sức lực vào các doanh nghiệp tư nhân. Trong suốt cuộc đời của mình, ông Shibusawa đã thành lập và giúp điều hành khoảng 500 công ty, phần lớn trong lĩnh vực Tài chính. Một trong những di sản lâu dài nhất của ông Shibusawa là thành lập Ngân Hàng Quốc gia đầu tiên, tiền thân của Ngân hàng Tài chính Mizuho.

Báo chí tường thuật về cái chết và đám tang của Shibusawa năm 1931.

Ảnh https://www.nippon.com

Shibusawa, với niềm tin mạnh mẽ rằng đạo đức và kinh doanh là 2 thứ không thể tách rời, ông đã có những đóng góp to lớn trong việc cải thiện xã hội theo hướng giàu mạnh và hạnh phúc. Ông tham gia vào khoảng 600 tổ chức và hoạt động từ thiện, tập trung vào giáo dục và phúc lợi công cộng.

Ông qua đời vào năm 1931 hưởng thọ 91 tuổi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

AD
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: