Ngủ ở nhà máy để hiểu về thất thoát và câu chuyện kinh doanh của người đứng đầu ngành công nghiệp bìa cứng Nhật Bản

Những chiếc giường bìa cứng dành cho vận động viên trong Thế vận hội từng trở thành chủ đề được quan tâm. Thoạt đầu, nhiều người chế nhạo rằng giường rất mỏng manh, thế nhưng, nhiều VĐV đã thử nhảy trên giường và chứng minh chiếc giường bền hơn suy nghĩ của nhiều người. Thậm chí giường còn chắc chắn hơn giường bình thường, nó chỉ bị sập khi có đến 9 cầu thủ cùng nhảy lên trên.

Hiện nay, Ngành công nghiệp các-tông đang được đà phát triển. Các-tông được làm từ các loại giấy tái chế.

Ảnh https://www.mbs.jp/mbs-column/leader/archive/2021/08/11/022928.shtml

Các loại rác giấy thải ra từ sinh hoạt hàng ngày của con người sẽ được thu gom và tái sử dụng. Tỷ lệ tái chế các-tông của Nhật Bản là 95%. Người Nhật đang dần quan tâm đến việc cải thiện môi trường hơn. Chắc nhiều người cũng biết đến thuật ngữ SDGs (Mục tiêu phát triển bền vững) nhưng ngành công nghiệp các-tông thậm chí đã hoạt động trước SDGs một thời gian dài.

Công ty đang đứng đầu ngành công nghiệp này là Rengo. Người giữ chức Tổng giám đốc và Chủ tịch hội đồng quản trị công ty hơn 20 năm – ông Kiyoshi Otsubo vẫn đang là một nhân vật lớn trong ngành, ông năm nay 82 tuổi.

Ông Kiyoshi chia sẻ về triết lý quản lý và nền tảng giúp công ty đứng TOP trong nhiều năm, sử dụng cả phương pháp cũ và mới.

Nhận lệnh chuyển công tác sau 2 tháng gia nhập công ty thương mại

Sau khi tốt nghiệp đại học, ông Kiyoshi gia nhập tập đoàn Sumimoto – một công ty thương mại lớn của Nhật Bản. Đầu tiên, ông được bổ nhiệm vào bộ phận bột giấy. Hai tháng sau, ông được lệnh chuyển công tác sang một công ty khác chuyên sản xuất các-tông.

Tại đây ông học tập và áp dụng 2 điều trong cách suy nghĩ của nhà sáng lập trước khi bị chuyển công tác, từ đó thay đổi cuộc đời.

・Chân lý nằm ngay tại nơi làm việc

・Thất thoát chính là lợi nhuận đang chảy ra

Người quản lý mà không hiểu về nơi công nhân làm việc sẽ không thể trở thành quản lý giỏi. Phải nắm rõ nơi sản xuất này, nếu để phát sinh thất thoát ở đây sẽ không thể nào lời được.

2 ý tưởng này chính là cơ sở cho mọi suy nghĩ của người sáng lập.

Thử ngủ lại trong nhà máy

“Hãy thử ngủ lại trong nhà máy xem.” – câu nói này chính là cơ duyên khiến Kiyoshi thay đổi cách suy nghĩ của mình. Khi được sếp bảo như vậy, Kiyoshi không còn cách nào khác ngoài làm thử. Nhờ vậy, ông để ý thấy tiếng nước chảy qua đường ống của nhà máy.

Máy móc dừng hoạt động vào ban đêm nhưng sau khi đã dừng, vẫn có tiếng kêu của nước đọng trong đường ống và máy móc.

Trong lúc để ý quan sát, Kiyoshi dần hiểu được cách máy móc vận hành. Sau đó, ông nhận ra sự thất thoát của nước và điện, sau đó là về nhân sự.

Những người chuyển công tác từ công ty thương mại thường khá kiêu căng, thế nhưng Kiyoshi đã làm việc chăm chỉ và trở nên thân thiết với nhân viên trong nhà máy, trò chuyện cùng họ và được họ công nhận.

Điều này vừa giúp công việc trở nên thuận lợi hơn, vừa giúp Kiyoshi có thể lắng nghe tiếng nói của công nhân và tìm ra cách loại bỏ thất thoát triệt để.

Nói cách khác, Kiyoshi đã tìm ra cách để tối đa hóa lợi nhuận của công ty.

Những cải cách lớn ở Malaysia

Hết thời hạn chuyển công tác, Kiyoshi trở lại công việc cũ của mình. Trước khi đến 50 tuổi, ông được bổ nhiệm làm quản lý của văn phòng chi nhánh Kuala Lumpur ở Malaysia. Trước đó, cựu giám đốc chi nhánh đã mắc một sai lầm lớn, và sự tồn vong của chi nhánh đang lâm nguy. Ông Kiyoshi là người được giao phó phải xây dựng lại chi nhánh Kuala Lumpur đang ở trong tình trạng lộn xộn.

Điều đầu tiên ông thực hiện chính là xóa bỏ phân biệt đối xử. Vì làm ở công ty thương mại, ông Kiyoshi thường xuyên đi công tác, ông phát hiện ra rằng mức phụ cấp công tác cho người Nhật và người dân địa phương hoàn toàn khác nhau. Mọi người đều đang làm cùng một công việc và cần được đối xử như nhau.

Tuy nhiên khi ông thực hiện gộp phụ cấp, trụ sở chính ở Nhật không đồng tình và yêu cầu trả lại mô hình trước kia, nhưng Kiyoshi không nghe theo.

Nhờ chính sách mới, người dân địa phương bắt đầu làm việc nghiêm túc. Người Malaysia có một mạng lưới riêng của người Malaysia.

Vào thời điểm đó, Mitsui là một công ty thương mại Nhật Bản rất mạnh, nhưng nhờ vào mạng lưới địa phương, chi nhánh của ông Kiyoshi có thể bắt kịp ngay lập tức.

Sau đó, Kiyoshi lại chuyển công tác đến văn phòng chi nhánh London với tư cách là đại diện địa phương, chỉ sau 80 ngày làm việc, ông được bổ nhiệm làm chủ tịch của công ty hiện tại, Rengo.

Trao đổi trực tiếp rất quan trọng

Số lượng công ty chuyển sang làm việc từ xa đang tăng lên vì dịch Covid-19, thế nhưng, ông Kiyoshi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trao đổi trực tiếp.

Ông nói rằng mọi người nên đến cơ quan để gặp gỡ đồng nghiệp, dù chỉ 1 giờ đồng hồ thôi cũng được. Làm việc ở nhà cũng được nhưng mọi người sẽ không thể nghe giọng thật và trò chuyện với nhau, không thể tiếp xúc với môi trường làm việc.

Ông Kiyoshi giờ đây đã 80 tuổi, không hề gặp khó khăn gì về tài chính, nhưng ông vẫn không có ý định nghỉ hưu. Nhờ sự nỗ lực của ông, công ty Rengo đã đạt được nhiều thành tựu lớn. Điều tiếp theo ông muốn làm là nâng tầm ảnh hưởng của cả ngành lên.

Các-tông sẽ ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong tương lai. Nếu mọi người gặp khó khăn trong di chuyển, họ sẽ cần sử dụng dịch vụ giao hàng rất nhiều. Khi đó, họ sẽ cần dùng tới bìa cứng.

Hơn nữa, bìa cứng cũng sẽ được sử dụng theo nhiều cách mới, giường bìa cứng là một ví dụ điển hình. Không dễ dàng tìm được một nguyên liệu thân thiện với môi trường nào khác ngoài bìa cứng.

Khi được hỏi rằng ông có cảm thấy tất cả những gì mình làm từ trước tới giờ đều đúng không, ông đã trả lời rằng:

“Điều tôi đang làm ở hiện tại, kết quả trong tương lai sẽ trả lời”

Kiyoshi luôn suy nghĩ nghiêm túc về tiềm lực của từng cá nhân, doanh nghiệp và cả ngành công nghiệp, bao gồm cả những giá trị trong quá khứ, hiện tại để thúc đẩy trong tương lai.

Công ty Rengo được thành lập vào năm 1909. Đây là nhà sản xuất bìa cứng đầu tiên của Nhật Bản và là một tổ chức khổng lồ với hơn 100 công ty tập đoàn trong và ngoài nước, có doanh thu 680 tỷ yên và hơn 20.000 nhân viên.

Tôi rất kỳ vọng vào tương lai của tổ chức khổng lồ này!

Kengo Abe
Xem thêm: