Sự sụp đổ của các “ông lớn” Nhật Bản từ những nguyên nhân không tưởng.
Có thể nói, năm 2017 là năm được xem như đầy tai tiếng với các thương hiệu “Made in Japan”, bởi nhiều vụ làm giả số liệu của các tập đoàn lớn bị phanh phui ít nhiều đánh mất niềm tin của người dùng.
Vậy nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc “các ông lớn” Nhật Bản như công ty Kobe Steel, Nissan Motor,.. đang mất dần hình ảnh về chất lượng sản phẩm cũng như “khống”về số liệu là gì?
Một bài viết trên trang Nikkei Asian Review đề cập đến ba lý do chính góp phần tạo ra hoàn cảnh không hay này của các doanh nghiệp Nhật bản:
Thứ nhất là do nguồn nhân lực thiếu hụt.
Tiếp đến là mâu thuẫn nội bộ giữa công nhân và cấp quản lý
Và cuối cùng là chỉ tiêu chất lượng đưa ra cao quá mức cần thiết.
Có thể nói, đây là những vấn đề chẳng dễ giải quyết, nhưng nếu không đi đến một thoả hiệp nhất định thì hậu quả tương lai của các doanh nghiệp lớn sẽ khó lường hơn.
Ví như trường hợp làm giả số liệu của Kobe Steel năm 2017 cũng bắt nguồn từ nguyên nhân trên. Công ty đã nhận các đơn đặt hàng sẽ cung cấp nhôm và đồng nhưng vượt quá khả năng sản xuất và giao hàng đúng tiến độ của mình.
Một số người cho rằng, mầm mống của những vi phạm số liệu chất lượng sản phẩm công ty có dấu hiệu từ năm 1992. Tuy nhiên, không được báo cáo điều tra để làm rõ vấn đề. Tình trạng trên kéo dài cho đến hiện tại, và càng ngày càng tệ hơn vì sự bất đồng của nhân viên thừa hành và quản lý công ty.
Một doanh nghiệp khác là Mitsubishi Materials, trong thời kỳ hoàng kim của nền kinh tế Nhật Bản. Các nhân viên được yêu cầu chú trọng vào nâng cao chất lượng sản phẩm, họ được nhận tiền thưởng và nhiều trợ cấp khác. Đi kèm với đó là sự ra đời của “nhóm kiểm tra chất lượng sản phẩm”. Điều này đã đưa doanh nghiệp Nhật đến với thị trường thế giới.
Tuy nhiên, khi mở cửa thông thương, các nhà quản lý đã tập trung vào việc tăng lợi nhuận khiến công nhân không thể đáp ứng được tiến độ cũng như chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, số lượng nhóm kiểm tra chất lượng ngày càng tăng lên, đạt 27.000 vào năm 1984, dẫn đến các sai phạm nghiêm trọng. Hiện nay, con số này đã giảm xuống.
Tại Nissan, các vụ bê bối cũng xuất phát từ những nỗ lực trong việc cắt giảm chi phí. Nguồn nhân lực thiếu trầm trọng, đãn đến nhóm giám định kết quả ít hơn, đồng nghĩa với chất lượng kiểm tra một cách cẩu thả. Mặt khác, sự kết nối giữa công nhân và quản lý hết sức lỏng lẻo nên các khâu nắm bắt, báo cáo không rõ ràng và chính xác về con số chất lượng thực của sản phẩm.
Gần như 100% các công ty sản xuất phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực.
Một vấn đề nữa của các doanh nghiệp Nhật là đề ra các chỉ tiêu chất lượng vượt quá nhu cầu của người sử dụng, miễn là nhận được đồng thuận về phía khách hàng. Nhưng công nhân không đồng ý về điều này. Nó sẽ kéo theo nhiều hệ luỵ về kinh phí, sức lao động. Và nếu không đáp ứng được, tất sẽ có những gian dối diễn ra.
Những vụ bê bối gần đây như một hồi chuông cảnh báo các doanh nghiệp Nhật cần có sự thay đổi trong chính sách nhằm giữ được hình ảnh sản phẩm và thương hiệu nhiều năm xây dựng của mình trong lòng người tiêu dùng trong nước và thế giới.
Tham khảo: asiacomentada
K.I
Chỉ một việc đơn giản, các doanh nghiệp Nhật đã xây dựng niềm tin trong lòng người tiêu dùng
Bạn có biết bí quyết làm nên nét quyến rũ của các doanh nhân Nhật là gì?