Kimono qua từng thời kỳ

Nhắc đến đất nước Nhật Bản thì chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều nghĩ ngay đến hình ảnh bộ Kimono truyền thống. Kimono chính là một trong những niềm tự hào của đất nước và gần như nó đã trở thành biểu tượng của đất nước mặt trời mọc này.

IMG_20151029_131535

Chúng ta sẽ cùng quay ngược thời gian để tìm hiểu về những bộ Kimono qua từng thời kỳ sẽ thay đổi như thế nào nhé.

1. Thời đại Heian (794 – 1192)
Trong suốt thời kỳ vua Heian cầm quyền ở Nhật Bản, Kimono vẫn chưa phổ biến ở Nhật Bản, vì nó vẫn bị xem là trang phục du nhập từ Trung Quốc.

Tuy nhiên vào năm 894, người Nhật Bản đã chính thức cho ra đời một bộ Kimono theo kiểu của riêng mình. Đó là một chiếc áo có thân và tay áo dài chạm gót chân.

Trang phục này đặc biệt được các quý bà, quý cô thời bấy giờ ưa chuộng mặc trong các dịp lễ Tết và họ thường mặc nhiều lớp áo cùng một lúc. Có khi con số lên đến 20 lớp áo trong một lần mặc.

Những người mặc càng nhiều lớp áo Kimono thì càng chứng tỏ mình là người trong hoàng tộc.
Thế nhưng, không phải vì mặc nhiều lớp áo cùng lúc mà màu sắc và chất liệu của từng lớp áo bị xem nhẹ. Trái lại, chúng được lựa chọn hết sức kỹ càng từng lớp một và sự phối màu giữa các lớp cũng được chú trọng.

heian

2. Thời đại Kamakura (1185 – 1333)
Do sự ảnh hưởng từ tầng lớp binh sĩ và quân nhân, người ta đã biến tấu thành Kimono tay ngắn gọi là Kosode. Vì vậy, các cô gái cũng được mặc Kimono nhẹ nhàng hơn.

kamakura 1192-1333

3. Thời đại Edo (1603 – 1868)
Năm 1615, tướng quân Tokugawa dời thủ đô của nước Nhật từ Kyoto lên Edo-Tokyo ngày nay. Trong thời kì EDo này,người ta bắt đầu khẳng định đẳng cấp xã hội của mình qua các bộ kimono.

Sau năm 1853, Người US Navy đến Nhật Bản, ngành công nghiệp thương mại của Nhật cũng được bắt đầu từ việc mở cửa với thế giới phương Tây.

Mặc dù người Nhật vẫn mặc kimono từ hàng trăm năm nay nhưng kể từ đây sự bắt đầu cho sự kết thúc của phong tục này cũng đã gần kề.

thoi-edo

4. Thời đại Meiji (1868 – 1912)
Trong thời kỳ này phụ nữ Nhật Bản bắt đầu ra ngoài làm việc chứ không đơn thuần chỉ ở nhà phục vụ việc nội trợ nữa và họ có nhu cầu đòi hỏi các bộ trang phục phù hợp với công việc của họ. Các bộ Âu phục dần trở nên phổ biến hơn.

Và cũng trong thời gian này,người ta không chỉ may kimono bằng thứ lụa sản xuất trong nước mà còn nhập khẩu vải vóc từ các nơi khác trên thế giới để may kimono và các trang phục khác.

kimono-thoi-Meiji

5. Thời đại Showa (1926 – 1989)
Thiết kế của những bộ kimono vào thời kỳ này cũng trở nên ít phức tạp hơn. Sau thế chiến thứ II, khi nền kinh tế Nhật Bản dần được hồi phục thì kimono bắt đầu được ưa chuộng trở lại và lại được làm ra với số lượng lớn.

Dù cho những ý tưởng thời trang của các nước Âu Mỹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thiết kế của kimono nhưng nó hầu như vẫn giữ được nguyên vẹn hình dáng ban đầu.

showa

6. Kimono ngày nay
Ngày nay có lẽ vì do giá cả quá đắt (giá một bộ kimono bằng lụa hảo hạng có thể lên đến hơn nửa triệu yên)và do hoàn cảnh xã hội mà người ta ít mặc kimono.

Hầu như kimono chỉ được mặc bởi những người lớn tuổi hoặc trong các dịp lễ hội. Và chính nhờ màu sắc và kiểu dáng độc đáo của mình nên Kimono đã thành nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thiết kế thời trang.

Dưới bàn tay khéo léo của mình, các nhà thiết kế đã biến tấu những bộ Kimono cổ truyền để cho ra đời những kiểu dáng mới lạ, phóng khoáng và rất hiện đại.

92750-body- (2)

Mặc dù đã thay đổi rất nhiều theo thời gian nhưng Kimono vẫn là thứ di sản văn hóa đặc sắc đáng quý không chỉ đồi với Nhật bản mà còn đối với toàn nhân loại.

Mai Trâm

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: