Học làm túi “Saga Nishiki” cực kỳ dễ thương

Saga Nishiki được làm bằng cách đan một cách tỷ mẩn sợi tơ lụa nhuộm màu sắc và sợi chỉ được làm bằng cách tách nhỏ giấy Nhật đặc biệt có dán vàng, bạc, sơn mài.

Ngày nay chúng cũng được sử dụng làm Kimono, Obi cao cấp bằng phương thức được lưu truyền từ xa xưa ở Saga.

Tuy nhiên vì không có nguyên liệu sang chảnh như vậy để làm ra chiếc túi xinh xắn. Hôm nay Japo.vn sẽ chỉ các bạn cách làm một chiếc túi nhỏ, có thể làm túi thơm hoặc túi cầm tay rất đẹp.

Đầu tiên là bước chuẩn bị nguyên liệu.

Vải:

Bạn nên chuẩn bị hai tấm hai màu khác nhau. Có thể phá cách để tận dùng chiếc túi này bằng cách lật ngược mặt trong ra ngoài. Hôm nay chúng ta sẽ chọn 2 tấm vải đỏ và trắng.

 Bông chần loại mỏng để hỗ trợ việc may túi. 

Sợi dây dù:

Hai sợi màu khác nhau, nên chọn trùng với màu hoa văn của vải. Một sợi dài 1,5m, sợi còn lại dài 2m.

Dụng cụ may: Kéo, bút, thước, kim, chỉ, kim khâu len, máy may

Bắt đầu thực hiện các công đoạn

Bước 1:

Cắt giấy thành hình chữ nhật có kích cỡ dài 67cm, rộng 13cm. Cắt chéo một đầu theo cạnh góc 45 độ (đường cắt chéo này chính là đường chéo trong ô vuông có cạnh 13cm). Áp mẫu giấy này lên vải để cắt theo. Mỗi loại vải bạn cần cắt 4 tấm.

Bước 2:

May nối hai tấm vải khác màu vào nhau ngay chính hai cạnh cắt chéo. Đặt vải lên tấm bông chần mỏng rồi may theo các đường hoa văn tùy ý, chẳng hạn đường vỏ sò chồng chéo so le nhau. Chần bông xong mới cắt bỏ phần thừa, như thế bạn sẽ dễ chần hơn. Làm tương tự với 3 cặp vải còn lại.

Bước 3:

May ghép phần đáy túi bằng cách may ráp cạnh ngắn của dải vải này vào cạnh kế tiếp cạnh ngắn của dải vải kia. Sau khi ghép 4 mảnh lại bạn sẽ thấy các dải vải xòe đều như cánh quạt và phần vải ráp liền là một hình vuông đáy túi.

Bước 4:

May ráp các cạnh dài kề nhau của các dải vải. Đây là hình ảnh sau khi may ráp hai cạnh vải kề nhau.

Còn đây là hình ảnh sau khi bạn ráp quây tròn đủ 4 dải vải.

Bước 5:

Lộn trái phần túi vừa ráp và may ráp các cạnh còn lại theo thứ tự tuần tự kế cạnh nhau, chừa một khe nhỏ để lộn phải.

Sau khi lộn phải vải thì bạn khâu vắt cho kín khe hở lại. Nắn lồng lớp vải này trong lớp vải kia tạo thành một túi đáy vuông. May một đường hoa văn trên sát miệng túi (nếu máy khâu của bạn có chức năng thêu máy).

Bước 6:

Dùng kim khâu len để khâu sợi dù ngắn lên miệng túi theo cách khâu tương tự mũi thùa khuy, chỉ khác là cách một mũi thùa dài 2cm – 3cm là một mũi thùa ngắn 0,3cm. Các mũi thùa dài sẽ tạo thành khe hở lớn để bạn luồn dây rút.

Bước 7:

Dùng sợi dù dài cắt làm đôi, mỗi nửa xỏ qua các mũi thùa lớn trên một nửa túi. Hai đầu dây mỗi bên được thắt nút lại với nhau.

Khi sử dụng bạn chỉ việc rút hai đầu dây đã thắt nút và thắt nơ duyên dáng cho chiếc túi vải giản dị mà không kém phần điệu đà. Túi còn có thể lộn hai mặt trong ngoài như nhau, rất tiện cho bạn thay đổi màu sắc túi theo trang phục.

Nét hấp dẫn nhất của loại túi này là cách may đơn giản với các đường suông thẳng nhưng lại tạo dáng thành phẩm khá duyên dáng, mềm mại, xinh xắn! Chúc bạn thành công nhé!

Bạn có thể tham khảo thêm cách may túi Nhật qua video dưới đây:

Chisai Yuki

Tham khảo: http://hanhphucgiadinh.vn/31861/tui-xach-xinh-xan-theo-phong-cach-nhat-ban/

Đặc sắc “Văn hóa trên những túi trà cũ”
Túi vali có thể chở người!!!
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: