Một thời Gái Nhật từng là hàng mẫu đóng khuôn hàng loạt?
Thỉnh thoảng trên các trang mạng xã hội của Nhật, bạn sẽ bắt gặp các hình ảnh “giật mình” như thế này.
Ảnh seikatsu-hyakka.com
Ảnh RanQ
Tại sao họ lại giống nhau đến vậy? Từ kiểu tóc, màu tóc, quần áo, phong cách trang điểm, giày dép,… Như thể một tập đoàn người nhân bản vô tính.
Có một cụm từ để mô tả vào những nhóm này đó là 量産型女子大生 (Ryousangata Joshidaisei) dịch nôm na “Những cô gái đại học được sản xuất đại trà”.
Nhắc đến hàng “đại trà”, bạn sẽ nghĩ đến một loạt các sản phẩm cùng mẫu mã giống nhau như đúc, không biết chất lượng bên trong thế nào nhưng vẻ bên ngoài không khác gì nhau. Tương tự, nếu bạn vô tình bắt gặp các Ryousangata Joshidaisei trên mạng xã hội hay ở bên ngoài, bạn sẽ nghĩ họ đang mặc đồng phục, nhưng là những bộ đồng phục rất thời trang.
Ảnh GOSSIP速報
Đó là ảnh hưởng của chủ nghĩa “xu hướng” hoành hành ở Nhật, đặc biệt đối với phái nữ. Nhìn vào trang phục mà các cô gái này lựa chọn, bạn sẽ biết được xu hướng thời trang lúc ấy như thế nào. Nếu năm đó sweater kết hợp quần baggy lên ngôi, bạn sẽ thấy rất nhiều nhóm bạn nữ ai cũng diện sweater và baggy. Để không ai trong nhóm bị cho là lạc hậu, lỗi mốt, họ sẽ rủ nhau mặc chung trang phục, thậm chí chung cả màu sắc, kiểu dáng để khi chụp hình lên được đồng bộ.
Điều này hơi trái với phụ nữ Việt Nam, nhất là một số bạn trẻ sợ cảm giác bị “đụng hàng” nên thường xuyên tránh đi chung với người có cùng gu thời trang với mình. Tất nhiên đó không phải đại đa số, rất nhiều nhóm bạn thân vẫn có áo nhóm, áo cặp,… nhưng không đến mức đi đâu cũng phải giống nhau như thế này.
Ảnh Kul News
Có một lý do để giải thích cho hiện tượng này, đó là so với người Việt Nam, người Nhật sống cộng đồng hơn nhiều. Sống trong tập thể, họ sẽ ít muốn trở nên nổi bật, nổi bật đồng nghĩa với khác người, khác người chính là lập dị. Rất nhiều người bị cho là lập dị ở Nhật chưa hẳn đã khác lạ, chẳng qua họ có điểm không giống với cộng đồng xung quanh họ nên bị cô lập. Và sự cô lập chính là nguyên nhân khiến những con người này khép kín, tách rời bản thân khỏi xã hội và chấp nhận cái mác “lập dị”.
Ảnh Iromegane
Tất nhiên câu chuyện không cần thiết phải nặng nề như vậy, rất nhiều bạn trẻ Nhật đọc những tạp chí thời trang quảng cáo cho 1 phong cách và họ muốn trở nên sành điệu như người mẫu trong ảnh. Sành điệu một mình không ổn, họ phải rủ rê bạn bè cùng sành điệu chung với mình, đó chính là lý do cơ bản cho ra đời những “thanh niên có phong cách đại trà” ở Nhật.
Vì vậy, muốn biết xu hướng ở Nhật, bạn không cần thiết phải đọc tạp chí, cứ dạo khắp các khu phố sầm uất, quan sát phong cách của các nhóm bạn trẻ, bạn sẽ biết thôi.
Ảnh http://appmarketinglabo.net/why-jd-ryousan/
Thế nhưng đó là vấn đề của những năm về trước, trong năm 2017 này, khi phỏng vấn rất nhiều cô gái Nhật về vấn đề này, các cô ấy khẳng định Ryousangata Joshidaisei đã “tuyệt chủng”.
Một số khác nói rằng họ không hẳn không bị ảnh hưởng bởi xu hướng của những người xung quanh, thế nhưng không nhất thiết phải giống nhau hoàn toàn, có thể cùng phong cách nhưng khác kiểu dáng.
Nhân tiện, xu hướng thời trang vẫn HOT từ năm ngoái đến năm nay là 大人っぽいのがオシャレ (Otonabboi) – Thời trang trưởng thành. Set thời trang này bao gồm quần ống rộng, áo tự chọn cùng kiểu trang điểm quyến rũ tự nhiên, tóc rối hơi ướt giống như vừa tắm xong.
Ảnh http://appmarketinglabo.net/why-jd-ryousan/
Vì vậy, nếu đi trên đường phố Nhật, bạn sẽ vẫn có cơ hội nhìn thấy Ryousangata Joshidaisei trong set quần áo trên, nhưng sẽ không giống hệt nhau như đúc nữa.
Có phải vì vậy mà gái Nhật mất đi cá tính của họ không? Hay tất cả bọn họ đều sẽ trở nên thời trang và phong cách?
Sachiko
Nhật Bản tổ chức Show thời trang đầu tiên với tham vọng “Thay đổi thế giới thông qua
Những phong cách thời trang nhức mắt của người Nhật
Ai bảo chỉ giới trẻ mới hiểu về thời trang, đừng nhờn với phong cách của các cụ Nhật Bản