Hành động của “người lãnh đạo đáng kính” tại hiện trường thảm họa

Hành động ca “người lãnh đạo đáng kính” ti hin trường thm ha

 

 

Chắc hẳn trong số chúng ta ở đây, nhiều người vẫn còn nhớ trận động đất và sóng thần dữ dội đã tấn công khu vực Tohoku cho đến vùng Kanto của Nhật Bản vào năm 2011.

Ngay sau đó, sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima cũng đã xảy ra.

Thực tế, mức độ thiệt hại của sự cố này ước tính còn gấp 10 lần so với tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Liên Xô năm 1986.

Đã có một người đàn ông chiến đấu để ngăn chặn thảm họa đó ở mức thiệt hại tối thiểu.

Ông là Yoshida Masao, giám đốc nhà máy điện hạt nhân Fukushima lúc bấy giờ.

 

Ông Yoshida mất vào năm 2013, chỉ hai năm sau thảm họa, ở tuổi 58 vì bệnh ung thư.

Người ta nói rằng việc tiếp xúc với bức xạ làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư, nhưng không thể xác định chắc chắn liệu căn bệnh ung thư của ông có phải do kết quả của bức xạ gây ra hay không.

Tuy nhiên, ông đã cố gắng hết sức ngăn chặn một tai nạn hạt nhân có quy mô chưa từng có trong lịch sử nhân loại.

Xin mời Quý vị, chúng ta hãy cùng xem lại những hành động cao đẹp của ông thông qua nội dung lần này!

 

 

Không bỏ chạy khỏi nơi nguy hiểm, tiếp tục chỉ huy tại hiện trường

Để không rời mắt khỏi tình hình thay đổi từng giây, ông tiếp tục chỉ huy ngay tại nơi nguy hiểm.

Tại hiện trường khi đó mất điện trên diện rộng, không thể quan sát được xung quanh.

Trước tình huống như vậy, bắt buộc phải có ai đó đi kiểm tra tình hình hiện trường.

Ông Yoshida tự mình đeo bình dưỡng khí và tiến vào khu vực nguy hiểm.

Những người cấp dưới đi cùng ông sau này kể lại rằng:

  • “Nếu là cùng với ông Yoshida, chúng tôi sẵn sàng chết chung với ông ấy.”

 

Thay vì để cấp dưới gánh vác công việc nguy hiểm một mình, ông đã tự mình xông pha và thái độ đó của ông đã đủ để khơi dậy tinh thần của toàn đội.

Mặc dù sau đó, mọi thứ vẫn đang tiếp diễn trong môi trường đầy nguy hiểm, ông vẫn cất tiếng chào đón từng cấp dưới của mình sau khi họ hoàn thành nhiệm vụ, với lần lượt từng người một, đầy xúc động:

  • “Cậu đã quay lại rồi à! Cảm ơn vì đã trở về an toàn!”

 

Phớt lờ chỉ thị từ chính phủ và cấp trên

Nhiệt độ tại nhà máy điện hạt nhân liên tục tăng cao. Nếu không làm mát, tường bao chứa nhiên liệu sẽ tan chảy, gây ra thảm họa nghiêm trọng. Ông Yoshida ra lệnh bơm nước biển vào để làm mát.

Mặt khác, chính phủ Nhật Bản và lãnh đạo công ty đã ra chỉ thị chấm dứt việc bơm nước biển này.

Nhưng ông Yoshida vẫn tin vào quyết định của mình và phớt lờ tất cả các chỉ thị.

Ông tiếp tục cho bơm nước biển và ra lệnh cho cấp dưới:

  • “Tuyệt đối không được dừng lại!”

 

Ai sẽ là người cùng hy sinh?

Bốn ngày sau trận sóng thần, nhiệt độ và áp suất trong lò chứa nhiên liệu hạt nhân tăng lên đến mức có thể phát nổ bất cứ lúc nào.

Không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục bơm nước biển làm mát.

Nhưng ai sẽ là người thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm đó?

Ông buộc phải chọn ra một số nhân viên cùng mình làm việc trong tình huống cực kỳ nguy hiểm này. Và giả thiết rằng họ có thể bị nhiễm xạ và hy sinh cũng đã được đưa ra.

 

Những nhân viên được chọn, cùng với vị lãnh đạo họ tin tưởng và kính trọng, ông Yoshida, đã đến hiện trường với tinh thần sẵn sàng hy sinh và cứu lấy Nhật Bản.

 

 

Kết quả là không thể ngăn chặn hoàn toàn việc rò rỉ phóng xạ.

Nhà máy bị chỉ trích không chỉ ở Nhật Bản mà cả từ nước ngoài. Nhưng phía sau những gì mà người khác nhìn thấy là những con người đã chiến đấu bằng cả sinh mạng.

Tôi hoàn toàn có thể hiểu được cảm giác tức giận của mọi người vì đã để sự cố xảy ra. Song, tôi cũng hy vọng mọi người sẽ không quên những con người đã liều mạng để khắc phục sự cố, dù họ không phải là người đã xây dựng ra nhà máy điện đó, để gây ra những hậu quả đáng tiếc.

 

 

Tác giả: Abe Kengo

Biên dịch: Lê Phương Kỳ

Xem thêm: