Cuộc chiến chống lại nạn đầu cơ từ phía người hâm mộ Gundam

Cuc chiến chng li nn đầu cơ từ phía người hâm m Gundam

 

 

Trong kinh doanh, “người bán lại”  là một công ty hoặc cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ để bán lại cho người khác, thay vì tiêu dùng hoặc sử dụng chúng cho mục đích cá nhân. Họ thường tìm kiếm lợi nhuận từ việc chênh lệch giá mua vào và giá bán ra.

 

Các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tiếp tục sản xuất những sản phẩm được yêu thích trên toàn thế giới. Tuy nhiên, có những người đã mua lại những sản phẩm này, gây ra tình trạng khan hiếm, rồi bán lại với giá cực kỳ cao trên các cửa hàng trực tuyến.

Không đồng tình với hành động trục lợi này, cộng đồng mạng Nhật Bản đã cùng nhau giăng bẫy những nhà đầu cơ.

Liệu kết quả cuộc chiến này sẽ ra sao? Xin mời Quý vị cùng theo dõi!

 

Nếu yêu thích anime, chắc chắn Quý vị sẽ biết đến cái tên “Gundam”, một thương hiệu truyền thông khoa học viễn tưởng cực kỳ nổi tiếng cả ở Nhật Bản và trên toàn thế giới.

Các mô hình robot nhựa Gundam rất được ưa chuộng, đến mức có nhiều trường hợp sản xuất không đáp ứng được nhu cầu.

Và đây chính là thời cơ cho những nhà đầu cơ.

 

Năm 2020, một mô hình nhựa có tên Tristan đã được bán ra thị trường, nhưng sản phẩm này lại hoàn toàn không được ưa chuộng. Các cửa hàng gặp khó khăn vì lượng hàng tồn kho không giảm.

 

Nếu là người người hâm mộ chân chính của Gundam thì hầu hết mọi người đã nắm rõ tình trạng này, nhưng để lật đổ những nhà đầu cơ, một thông tin giả đã được lan truyền trên mạng xã hội với nội dung:

“Tristan là sản phẩm rất tuyệt vời! Nếu không mua ngay bây giờ, e rằng sẽ không còn cơ hội để sở hữu nó!”

Những người hâm mộ khác sau khi thấy tin đăng này đều hiểu được ẩn ý và mục đích của người đăng tin nên đều nhiệt tình hưởng ứng, đăng những bình luận ủng hộ tương tự như: “Tôi cũng đã mua nó!”, hoặc là “Hãy nhanh tay mua trước khi hết hàng!”…

 

Thông tin giả sau khi được tung ra đã nhanh chóng có hiệu quả, những nhà đầu cơ nhìn thấy đây sẽ là một cơ hội để kiếm lời nên bắt đầu mua hết hàng tồn kho đang tràn lan trên khắp Nhật Bản. Chiến lược của những người này là mua hết các mặt hàng đang thịnh hành và sau đó bán lại cho khách mua với giá cao hơn giá niêm yết.

 

Tuy nhiên, lần này thì khác. Những sản phẩm được tung hô trên mạng mà họ mua để đầu cơ tích trữ lần này thực tế không phải sản phẩm được ưa chuộng, vì vậy việc bán lại hoàn toàn không khả thi.

Ngược lại phía các cửa hàng bán ra sản phẩm này thì lại đang mừng thầm vì tự nhiên lại có người mua dùm họ lượng hàng tồn mà bấy lâu nay không bán được.

 

Chiến lược thất bại, phía đầu cơ buộc phải hạ giá, bán tháo bán lỗ cũng vẫn không bán hết được số hàng này, và kết quả là cuối cùng phải chịu một khoản lỗ lớn và ôm cả một lượng hàng tồn kho không thể bán được.

Những người hâm mộ đã đồng lòng cùng nhau “chơi một vố lớn”, hạ gục những nhà đầu cơ này.

 

Bên cạnh đó, phía nhà sản xuất cũng nỗ lực hết sức để ngăn chặn hành vi đầu cơ này.

Khi sản phẩm Hi-ν Gundam được phát hành ra thị trường đã nhanh chóng trở thành mục tiêu đầu cơ, nhưng một số cửa hàng đã đưa ra quy định là họ sẽ không bán sản phẩm này cho những người không thể đọc được đúng tên. Cách đọc tên sản phẩm này trong tiếng Nhật có chút khác biệt so với cách viết, nên chỉ người hâm mộ mới có thể đọc được.

Để mua được tối đa sản phẩm này, người bán lẻ thậm chí đã thuê nhiều người xếp hàng tại các cửa hàng từ sớm để tranh mua, nhưng kết quả là vừa không thể mua được sản phẩm vì không thể đọc được đúng tên, vừa lỗ mất chi phí thuê người xếp hàng để tranh giành.

 

Tương tự như đối với sản phẩm Nintendo Switch 2, một máy chơi game được bán vào tháng 06 năm 2025. Để ngăn chặn nạn đầu cơ tích trữ, Nintendo đã thông báo rằng họ sẽ không cung cấp giấy bảo hành kèm theo đối với sản phẩm Switch 2, tuy nhiên sẽ sửa chữa sản phẩm nếu khách hàng cung cấp hóa đơn mua hàng. Các cơ sở bán lại thường mua hàng với số lượng lớn, vì vậy họ không có hóa đơn riêng lẻ để đáp ứng cho việc sửa chữa, bảo hành theo yêu cầu từ phía nhãn hàng.

Sản phẩm mua từ các cơ sở bán lại không thể nhận được bảo hành hay sửa chữa, vì vậy đây sẽ là vấn đề khiến người mua trở nên ngần ngại.

 

Với sự đồng tâm hiệp lực giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng, một chiến lược đã được triển khai tại Nhật Bản để loại bỏ hoàn toàn các cơ sở bán lại có khuynh hướng đầu cơ tích trữ. Để người tiêu dùng có thể thoải mái mua những mặt hàng mình yêu thích mà không cần phải lo lắng về vấn nạn này nữa.

Hiện nay, ở Nhật Bản đang rất nghiêm ngặt, kiểm soát chặt chẽ vấn đề này đối với mọi mặt hàng, không phân biệt là hàng giá rẻ hay xa xỉ phẩm. Một lần nữa khẳng định được sự đoàn kết và bổ trợ quyền lợi lẫn nhau giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng sản phẩm.

 

 

 

Tác giả: Abe Kengo

Biên dịch: Maeri Phương Kỳ

Xem thêm: