Đi thang máy cũng cần có nguyên tắc ?

“Ấn tượng đẹp đến từ hiểu biết rộng và ứng xử khéo léo”

Xin chào các bạn trẻ Việt Nam. Đây là series ‘Careeco’ chia sẻ bí quyết được tổng hợp từ những phụ nữ được yêu thích và đánh giá cao bởi nam giới Nhật Bản. Những chia sẻ này được chị Mina – Marketing Manager người Nhật đang sống và làm việc tại Việt Nam được 2 năm – tích lũy và thống kê trong quá trình làm việc và nghiên cứu hành vi của nhân viên văn phòng nữ tại Việt Nam.

Cùng thay đổi và xây dựng hình ảnh quý cô công sở thanh lịch – Phần 7

Chủ đề: Những nguyên tắc làm việc với sếp Nhật – Văn hóa ứng xử khi đi thang máy

Đi thang máy – không đơn giản chỉ là bước ra bước vào, chọn tầng để bấm, ung dung tự tại muốn làm gì thì làm cho đến khi cửa thang mở ra và bạn tới đúng tầng cần tới. Người Nhật coi việc đi thang máy là một nét văn hóa, cũng như là một thước đo độ văn minh ứng xử của mỗi người.

Đi thang máy tại nơi làm việc còn phân biệt rõ vai vế, cấp bậc giữa cấp trên và cấp dưới, các nhân viên cần phải nắm rõ quy tắc ứng xử trong thang máy nói riêng và trong nội bộ nói chung để không làm mất lòng sếp.
Hôm nay chị Mina sẽ hướng dẫn các bạn những luật lệ ngầm dùng để ứng xử trong văn hóa sử dụng thang máy với sếp Nhật. Tuy chỉ là những qui tắc ngầm nhưng nếu bạn không tuân theo thì cũng không hề thoải mái đâu nhé.

◆ Làm gì khi đi thang máy cùng cấp trên hoặc khách hàng

Ứng xử như thế nào để được đánh giá cao khi dùng thang máy cùng cấp trên hoặc khách hàng? Hình minh họa dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn những điểm cần lưu ý khi sử dụng thang máy cùng cấp trên.

Ảnh http://www.digital-sense.co.jp/cc_new/sub/03_7.html

Hình 1: Người có vai trò thấp nhất (nhân viên) phải ấn nút thang máy và giữ cho cửa thang máy mở cho đến khi cấp trên hoặc khách hàng bước vào an toàn. Khi giữ cửa, phải đứng tư thế nghiêm trang, khuôn mặt nên mỉm cười, đầu cúi chào và nói ‘Xin mời’ khi khách bước vào.

Hình 2: Sau khi cấp trên hoặc khách hàng đã bước vào thang máy, người có vai trò thấp nhất phải nhanh chóng bước vào và đứng ở vị trí sát bên bảng điều khiển để chọn số tầng cho từng người.

Lưu ý: khi đứng nên nghiêng người về phía khách để tránh hướng phần mông vào khách.

Hình 3: Khi thang máy đến nơi, người có vai trò thấp nhất phải tiếp tục giữ cửa thang máy cho đến khi mọi người bước ra ngoài

◆ Đâu là vị trí của bạn?

Ảnh  http://saku-raku.com/elevator-manners

Trong nguyên tắc của người Nhật, bất kể làm việc gì họ cũng đều có phân biệt cấp bậc rõ ràng, ngay cả vị trí đứng trong thang máy cũng cho thấy được ai là người có vai trò quan trọng nhất trong công ty.

Nhìn vào hình minh họa phía trên, chúng ta có thể thấy rõ, người có vai trò quan trọng nhất sẽ đứng phía trong bên phải của thang máy (số 1), kế bên là người có vai trò quan trọng thứ 2 (số)… và sau đó là những người có vai trò nhân viên (số 3,4). Trong số 3 và 4, có thể hiểu số 4 là hậu bối của số 3 hoặc vai trò trong công ty thấp hơn số 3.

Đây là thứ tự những vị trí bạn phải luôn ghi nhớ để không mắc lỗi ‘thất lễ’ và bị đánh giá thấp khi gặp gỡ khách hàng hoặc đi cùng cấp trên. Mọi người hãy cùng nhau chú ý và gây ấn tượng thật tốt nhé.

Chủ đề tiếp theo cũng là một nguyên tắc ngầm của người Nhật nhưng lại cực kì phổ biến ở Việt Nam – văn hóa ứng xử khi đi ô tô. Các bạn nhớ đón xem nhé.

Mina

Lời khuyên từ chị Mina: Giày công sở và sự lựa chọn giúp bạn ghi điểm ngay từ lần gặp đầu tiên

Bạn hiểu bao nhiêu phần trăm về nguyên tắc Hourensou của người Nhật?

“Ohayou gozaimasu” – Lời chào giúp bạn thu ngắn khoảng cách với sếp và đồng nghiệp

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: