Đừng để mất điểm trong mắt sếp vì lỡ ngồi vào vị trí không dành cho mình trên ô tô
“Ấn tượng đẹp đến từ hiểu biết rộng và ứng xử khéo léo”
Xin chào các bạn trẻ Việt Nam. Đây là series ‘Careeco’ chia sẻ bí quyết được tổng hợp từ những phụ nữ được yêu thích và đánh giá cao bởi nam giới Nhật Bản. Những chia sẻ này được chị Mina – Marketing Manager người Nhật đang sống và làm việc tại Việt Nam được 2 năm – tích lũy và thống kê trong quá trình làm việc và nghiên cứu hành vi của nhân viên văn phòng nữ tại Việt Nam.
‘Cùng thay đổi và xây dựng hình ảnh quý cô công sở thanh lịch – Phần 7
Chủ đề: Những nguyên tắc làm việc với sếp Nhật – Văn hóa ứng xử khi đi ô tô
Đi ô tô mỗi ngày là một việc rất đỗi quen thuộc đối với mỗi nhân viên, nhất là những nhân viên làm công việc trợ lý ở công ty Nhật vì phải thường xuyên theo sếp ra ngoài gặp khách hàng hoặc đi khảo sát thị trường. Nhưng không phải nhân viên nào cũng biết người Nhật có những nguyên tắc ngầm về việc phân chia vị trí ngồi theo cấp bậc và cả sự phân công công việc khi đi ô tô để có thể gây ấn tượng tốt với Sếp.
Hôm nay các bạn hãy cùng Japo tìm hiểu và học hỏi những qui tắc ngầm khi đi ô tô để gây ấn tượng tốt với sếp Nhật nhé!
1. Vị trí nào dành cho bạn?
上座 (kamiza) vị trí ngồi tốt nhất thường ưu tiên cho khách hàng hoặc sếp
下座 (geza) vị trí ngồi dành cho những người có cấp bậc thấp.
Người Nhật quan niệm, vị trí ngồi tốt nhất (上座) là ghế ngay sau ghế tài xế, thường ưu tiên cho người có vị trí quan trọng nhất hay khách hàng. Vị trí tiếp theo là vị trí ngồi phía sau ghế phụ lái, bên cạnh vị trí tốt nhất.
Chúng ta hãy cùng tham khảo hình dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên tắc phân chia vị trí ngồi trên xe ô tô
Trường hợp xe 4 chỗ: Tình huống sếp và 3 nhân viên cùng ra ngoài đi công tác trên xe ô tô 4 chổ thì vị trí ngồi sẽ được phân cấp theo số từ 1 đến 4 (quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất)
Vị trí 1: Đây được đánh giá là vị trí an toàn và thoải mái nhất.
Vị trí 2: Ngồi song song với vị trí số 1 để thuận tiện cho việc trao đổi thông tin, vị trí này cũng có thể dành cho thư kí để có thể dễ dàng mở cửa xe cho sếp lên xuống
Vị trí 3: Vị trí này có chổ ngồi khá nhỏ và không thoải mái nên không dành cho cấp trên
Vị trí 4: Dành cho người có vai trò thấp nhất, thuận tiện cho việc mở cửa khi sếp lên xuống, thanh toán tiền taxi hoặc chỉ đường cho tài xế
Trường hợp xe 4 chỗ: Tình huống Sếp, thư kí đi găp khách hàng
Vị trí 1: Khách hàng
Vị trí 2: Cấp trên
Vị trí 3: thư kí
Trường hợp xe 7 chỗ: Tình huống sếp và 5 nhân viên cùng ra ngoài đi công tác trên xe ô tô 7 chổ thì vị trí ngồi sẽ được phân cấp theo số từ 1 đến 7 (quan trọng nhất đến ít quan trọng nhất)
Vị trí 1: Người có vai trò cao nhất – Sếp
Vị trí 2: Người có vai trò cao thứ 2 – Leader
Vị trí 3,4: Nhân viên lâu năm
Vị trí 5,6: vị trí có chỗ ngồi rất nhỏ dành cho những hậu bối mới vào công ty
Qua những hình ảnh minh họa trên, Japo hy vọng lần tới khi ra ngoài công tác cùng sếp, bạn sẽ biết được vị trí dành cho mình mà không cấn sếp phải nhắc nhở và ghi điểm bởi sự ứng xử khéo léo của mình khi đi ô tô nhé
2. Vị trí ghế phụ lái – Phụ trách điều hướng và thanh toán tiền xe
Theo nguyên tắc thì người ngồi ở ghế phụ lái sẽ chỉ đường và trả tiền khi đi xe. Khi bước lên xe, người ngồi ở vị trí này phải hỗ trợ mở cửa cho cấp trên và thông báo điểm đến cho tài xế, sau đó chuẩn bị tiền thanh toán đồng thời không được quên hỏi xin hóa đơn. Mọi việc đều phải được diễn ra thật nhanh chóng để tránh làm mất thời gian.
3. Sắp xếp hành lí cho cấp trên
Phải luôn sẳn sàng để hỗ trợ sắp xếp hành lí vào cốp sau, giúp cấp trên có chỗ ngồi thoải mái và đừng quên hỏi xin giúp đỡ trước khi đụng chạm vào đồ vật của người khác bạn nhé.
Dù chỉ là những hành động nhỏ nhặt nhưng nếu chúng ta để ý và làm theo sẽ tạo ấn tượng tốt cho cấp trên về hình ảnh năng động, tháp vát và biết quan tâm đến người khác.
4. Ghi lại tên công ty vận tải và bảng số xe taxi
Đây không phải là một yêu cầu bắt buộc nhưng sẽ là một thói quen tốt rất cần thiết khi chẳng may có sơ xuất xảy ra như: quên đồ, xin hóa đơn đỏ sai thông tin… Nếu lỡ rơi vào những tình huống như vậy, bạn có thể chủ động liên lạc với công ty để giải quyết. Điều này sẽ khiến cấp trên luôn yên tâm và tin tưởng giao trách nhiệm cho bạn.
5. Mong muốn của cấp trên là nguyên tắc ưu tiên hàng đầu
Khi di chuyển bằng xe ô tô, theo nguyên tắc vị trí ngồi tốt nhất 上座 (kamiza) được dành cho cấp trên và khách hàng, nhưng giả sử khách hàng lại muốn được ngồi ở vị trí khác thì chúng ta cũng phải ưu tiên làm theo nguyện vọng của họ. Đặc biệt đối với những người có vấn đề về sức khỏe và họ cần phải ngồi ở vị trí phía sau lái phụ để thuận tiện cho việc lên xuống… Cách tốt nhất là chúng ta nên hỏi thăm và tìm hiểu vị trí ngồi mong muốn của sếp hay khách hàng để mọi người đều hài lòng và hợp tác vui vẻ.
Kết:
Tuy chỉ là nguyên tắc ngầm nhưng vị trí 上座 (kamiza) và 下座 (geza) luôn được rạch ròi trong mối quan hệ giữa cấp trên và nhân viên. Cấp trên có quyền thay đổi vị trí khi cần nhưng nhân viên tuyệt đối không được nhầm lẫn vị trí của mình, trừ trường hợp được yêu cầu từ cấp trên. Đôi khi chỉ cần nhìn qua cách ứng xử khi đi xe ô tô mà cấp trên có thể đưa ra những đánh giá về năng lực và tinh thần làm việc của bạn. Vì vậy, Japo hy vọng rằng những tips trên có thể giúp bạn trở nên thật chuyên nghiệp và ứng xử khéo léo khi đi công tác cùng cấp trên nhé..
Lần tới Japo sẽ giới thiệu cho bạn một số nguyên tắc cần chú ý khi làm việc trong môi trường công sở, hãy cùng đón xem nhé..
Mina
Lời khuyên từ chị Mina: Giày công sở và sự lựa chọn giúp bạn ghi điểm ngay từ lần gặp đầu tiên
Đi thang máy cũng cần có nguyên tắc ?
Nét duyên ngầm của phụ nữ Nhật -Bí quyết nắm giữ tâm trí phái nam