Cách ứng xử thông minh của người Nhật khi sếp nổi nóng

“Ấn tượng đẹp đến từ hiểu biết rộng và ứng xử khéo léo”

Xin chào các bạn trẻ Việt Nam. Đây là series ‘Careeco’ chia sẻ bí quyết được tổng hợp từ những phụ nữ được yêu thích và đánh giá cao bởi nam giới Nhật Bản. Những chia sẻ này được chị Mina – Marketing Manager người Nhật đang sống và làm việc tại Việt Nam được 2 năm – tích lũy và thống kê trong quá trình làm việc và nghiên cứu hành vi của nhân viên văn phòng nữ tại Việt Nam.

Cùng thay đổi và xây dựng hình ảnh quý cô công sở thanh lịch – Phần 7

Chủ đề: Những nguyên tắc làm việc với sếp Nhật – Ứng xử khi sếp nổi nóng

Ảnh: nikkei.com

Khi cấp trên lớn tiếng, thật khó để bạn có thể giải quyết bằng lí trí. Nhưng nếu phản ứng lại một cách gay gắt sau khi bị sếp mắng mỏ, bạn có thể phải đánh đổi bằng công việc của mình. Hãy bình tĩnh tìm cách kiểm soát vấn đề trước khi đưa ra lời nói và quyết định. Lỡ như lí do sếp nổi nóng là vì bạn đã làm thiếu thông tin quan trọng trong tài liệu khiến khách hàng phàn nàn hoặc bạn quên không báo cáo một cuộc gọi quan trọng từ khách hàng lớn… thì bạn sẽ phải hối hận vì những lời thiếu kiềm chế dành cho sếp trước đó

Hôm nay Japo sẽ giới thiệu đến các bạn 5 tips để làm nguôi cơn giận của cấp trên khi mình gây ra lỗi. Không chỉ đơn thuần là những bí quyết được chia sẻ trên trang mạng mà những tips Japo sắp giới thiệu sau đây còn là văn hóa ứng xử nên thuộc nằm lòng cho bất cứ ai khi bắt đầu làm việc tại công ty Nhật.

1.Lời đầu tiên luôn là “Lời xin lỗi”

Khi một người đang nổi giận, họ sẽ chẳng muốn nghe bất cứ điều gì ngoài câu xin lỗi. Dù bạn sai hay đúng, thì sếp vẫn là cấp trên của bạn, và việc đôi co với một người đang giận dữ cũng không được đánh giá là hành động khôn ngoan.

Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần làm là xoa dịu cơn nóng giận của sếp và lời xin lỗi sẽ giúp bạn được một phần. Chỉ một phần thôi nhé. Xin lỗi không có nghĩa là khắc phục được hậu quả, chỉ là thái độ tôn trọng của một người nhân viên khéo léo dành cho sếp khi sếp đang nóng giận mà thôi.

Ảnh: gahag.net

2.Lắng nghe bằng một thái độ chân thành

 Điều này quả thực khó khăn, đặc biệt là khi sếp đang hét vào mặt bạn với thái độ không thể chấp nhận được. Hầu hết các nhân viên sẽ muốn phản ứng và bảo vệ bản thân, nhưng lựa chọn khôn ngoan ở đây là hãy lắng nghe và chờ để sếp xả bớt cơn bực tức của ông ấy.

Hãy cho sếp thấy sự thành khẩn của bạn, rằng bạn tôn trọng sếp và không ngại lắng nghe. Sau khi cơn tức giận qua đi thì chúng ta sẽ cùng ngồi lại và phân tích đúng sai.

Nguồn:  news.mynavi.jp

3.Giải thích hoặc thừa nhận

Sau khi xin lỗi và lắng nghe chân thành, hãy quan sát thái độ của sếp, nếu cơn giận của sếp đã giảm, bạn mới bắt đầu nêu ý kiến của mình. Hãy làm cho sếp thấy rằng bạn biết sếp đang nổi giận. Hãy miêu tả những biểu hiện của sếp như đôi tay nắm chặt hay mặt đỏ phừng phừng. Ví dụ: em biết là sếp đang giận, mặt sếp đang đỏ bừng lên rồi kìa. Điều này sẽ giúp nhắc nhở cho sếp biết là sếp đanh hành động thiếu chuyên nghiệp.

Sau đó, hãy lựa chọn những từ ngữ nhẹ nhàng nhất để nêu lên ý kiến của mình hoặc thừa nhận lỗi sai nếu bạn mắc lỗi. Hãy đưa ra những lí do phù hợp cho lỗi lần của bạn, nếu không có hãy thừa nhận tất cà là do sự chủ quan của bản thân, nhớ rằng tuyệt đối không được đỗ lỗi bừa bãi, điều này sẽ càng làm cho sếp thêm bực mình.

Nếu bạn không sai, hãy xin lỗi vì đã không thể ngăn chặn sự cố xảy ra. Việc xin lỗi dù bạn có gây ra hay không cũng sẽ giảm bớt mức độ tức giận của sếp..

***Điều 4,5 dành cho những trường hợp sai phạm***

4.Đưa ra biện pháp khắc phục cùng lời cam đoan không tái phạm.

Hãy li gn và hi sếp rng liu bn có th làm gì để sa cha hoc ci thin tình hình được không. Nếu sếp tr li rng chng có cách nào hết thì hãy đưa ra mt vài gii pháp ca bn để gii quyết vn đề. Mt v sếp vi cái đầu đang nóng thường không th nghĩ ra mt gii pháp hiu qu nào ngay lúc đó, thế nên nếu bạn ngay lập tức “lấy công chuộc tội”- đề xuất ý kiến sẽ phần nào làm giảm cơn giận của sếp đấy.

Ví dụ:

Để không đi làm muộn do kẹt xe sẽ cố gắng đi làm sớm hơn bình thường 10 phút.

Để không gặp phải tình trạng thiếu sót thông tin tài liệu sẽ cố gắng kiểm tra lại ít nhất 2 lần hoặc nhờ đồng nghiệp khác kiểm tra lại trước khi báo cáo cho sếp.

Nhất định phải dùng lời nói thật cương quyết để thuyết phục sếp rằng bạn sẽ không lặp lại sai lầm này nữa và nghiêm túc thực hiện lời hứa của mình

Ảnh: yomiuri.co.jp

5.Vượt qua thử thách ngầm

Sau khi mọi vấn đề đã được giải quyết, sếp đã tha thứ cho bạn, và bạn nghĩ mình an toàn? Nhưng không, Thực ra bạn đang bước vào giai đoạn thử thách của sếp đấy. Trong thời gian này, sếp sẽ quan sát và chú ý bạn rất nhiều (đây là đặc điểm chung của sếp Nhật) vì vậy, bạn phải thể hiện sự hối lỗi của mình bằng cách nỗ lực khắc phục hậu quả thông qua sự siêng năng. Đừng mất tập trung, bạn có thể sẽ bị một dấu đen trong mắt sếp đấy. Hãy quên những lời la mắng của sếp đi và lấy lại tỉnh táo để làm việc thật hiệu quả.

Trong văn hóa ứng xử Nhật, người Nhật luôn đề cao tinh thần tôn trọng đối phương. Vì vậy dù không làm gì có lỗi, họ cũng thường dùng câu “Sumimasen – Xin lỗi” như câu ‘cửa miệng’ của mình. Xin lỗi không chỉ mang ý nghĩa nhận lỗi với đối phương, mà còn là cách nói nhẹ nhàng để xoa dịu tình hình khi lời qua tiếng lại. Đồng thời khi bạn nói được câu xin lỗi, cơn giận của bạn cũng được làm chủ tốt hơn, bạn sẽ cư xử lí trí hơn.

Qua những tips chia sẻ ở trên, Japo hy vọng rằng các bạn có thể hiểu hơn về những  khía cạnh trong văn hóa ứng xử ở công ty Nhật. Sếp Nhật tuy khó nhưng lại rất vị tha và công bằng, chỉ cần bạn biết nhận lỗi và không lặp lại sai lầm thì mọi việc sẽ đều tốt đẹp trở lại.

Mina

Đi thang máy cũng cần có nguyên tắc ?

Đừng để mất điểm trong mắt sếp vì lỡ ngồi vào vị trí không dành cho mình trên ô tô

Bí quyết tạo ấn tượng đẹp như phụ nữ Nhật

Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
Xem thêm: