Tìm hiểu luật chơi đặc biệt của bộ môn bóng rổ trên xe lăn dành cho người khuyết tật
Bạn nghĩ rằng nếu mất đi đôi chân, bạn sẽ không thể nào chơi thể thao được?
Tất nhiên rất nhiều người khuyết tật trên thế giới này đã buông bỏ như vậy.
Thế nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều nghị lực vươn lên, đồng thời có những môn thể thao mà người khuyết tật cũng có thể chơi bằng toàn bộ sức lực. Một trong số những môn thể thao được nhiều người khuyết tật yêu mến đó là Wheel chair basketball (bóng rổ trên xe lăn).
Ảnh https://sportiva.shueisha.co.jp/clm/othersports/para_sports/2018/08/30/___split_19/
Trong bóng rổ, chân là yếu tố vô cùng quan trọng. Làm sao có thể chạy, lướt bóng rồi bật nhảy để đưa bóng vào lưới nếu không có đôi chân. Thế nhưng nếu muốn, mọi thứ đều có thể tìm ra cách giải quyết.
Các cầu thủ bóng rổ phải luyện tập vất vả bao nhiêu thì những chàng trai bóng rổ trên xe lăn này phải nỗ lực gấp nhiều lần. Có khi chạy quá nhanh làm bánh xe lăn ma sát mạnh với sàn nhà bốc cháy, cũng có lúc ngã nhào từ trên xe xuống đất, đau đớn đến mức muốn thét lên. Thế nhưng những khó khăn này không làm nản chí các vận động viên quật cường. Đây cũng chính là điểm thu hút lớn nhất khiến nhiều người muốn đến xem các trận đấu của bộ môn độc đáo này.
Luật thi đấu cũng đã được thay đổi cho phù hợp.
Bước chạy trong bóng rổ được tính với số lần đẩy xe lăn. Cũng giống như bóng rổ, nếu bạn đẩy xe lăn trên 2 lần trong lúc giữ bóng là phạm lỗi Traveling. Bạn cũng có thể xoay một vòng bằng xe lăn, nhưng chỉ được đến bước thứ 2 thôi.
Khi bị ngã, người chơi phải tự lực đứng lên.
Ngoài ra còn một điểm thú vị nữa nằm ở hệ thống tính điểm cho thành viên trong đội. Tuỳ vào mức độ khuyết tật mà mỗi người chơi sẽ dao động từ 1 đến 4.5 điểm, tổng số điểm của 5 người chơi trên sân phải dưới 14 điểm.
Hệ thống này tạo điều kiện cho những người dù khuyết tật nặng hay nhẹ cũng có thể tham gia.
Dưới đây là một số hình ảnh của trận đấu, hãy cùng xem để cảm nhận được sự khắc nghiệt của trò chơi này nhé.
Ảnh http://www.kanpara.com/superathlete/3959/
Ảnh https://www.para-sports.tokyo/topics/column/yahoo_a0007
Ảnh http://www.kanpara.com/sports/wheelchair_basketball/
Môn thể thao này có phần nguy hiểm hơn cả bóng rổ thông thường.
Ngoài bóng rổ, một số môn thể thao khác mà người khuyết tật có thể tham gia. Ví dụ như bóng bầu dục.
Olympic 2020 sắp sửa xảy ra, cũng vào thời điểm đó, Paralympic (Thế vận hội dành cho người khuyết tật) 2020 sẽ được chuẩn bị. Vì Paralympic ít được quan tâm hơn do đó sẽ ít được phát sóng trên truyền hình. Tuy nhiên không vì thế mà Paralympic kém hấp dẫn hơn Olympic đâu nhé. Tôi hy vọng mọi người sẽ tập trung nhiều hơn vào những vận động viên đặc biệt này.
Kengo Abe
Giải bóng rổ chuyên nghiệp dành riêng cho nữ diễn viên lồng tiếng!
Thú vị với hình ảnh tả thực của các bóng ma màu đen trong Vùng đất linh hồn trên đường phố Nhật Bản