Truyền thuyết “song kiếm tuyệt đỉnh” Miyamoto Musashi được “hồi sinh” trong thời hiện đại ?
Ngày xưa, Samurai khi ra chiến trường thường mang theo 1 thanh kiếm. Nguyên nhân đó là vì trọng lượng của mỗi thanh kiếm quá nặng.
Tuy nhiên, cũng có một số Samurai đặc biệt mang đến 2 thanh vào trận mạc. Tất nhiên mỗi thanh có một công dụng và lực tác chiến khác nhau. Nhưng nhìn chung cả hai đều sử dụng để chặn đứng đòn công kích của kẻ địch. Tuy nhiên vì chúng rất nặng và cồng kềnh nên không phải Samurai nào cũng có thể sử dụng.
Một trong những Samurai nổi tiếng với truyền thuyết song kiếm, đó là Miyamoto Musashi.
Sinh năm 1584, ông sở hữu thân hình vạm vỡ cùng chiều cao quá khổ. Nhờ thế việc mang 2 thanh kiếm với ông là chuyện hết sức bình thường.
Ảnh: https://ja.wikipedia.org/wiki/宮本武蔵
Như ảnh trên, tay phải ông cầm thanh Nihon-ken (Kiếm Nhật) và tay còn lại dùng thanh Wakizashi (kiếm nhỏ hơn). Nhờ 2 vũ khí này, ông được xem là Samurai mạnh nhất nước Nhật với biệt danh Nhị đao lưu (二刀流).
Đọc đến đây, có thể nhiều Fan của One Piece đang thắc mắc về hình ảnh Zoro -Samurai với lối tấn công tam kiếm. Thế nhưng đây hoàn toàn là chuyện không thể.
Và ngày nay, câu chuyện đó lại một lần nữa trở thành hiện thực trong giải bóng chày nhà nghề. Hiện nay, có một cầu thủ bóng chày Nhật chơi cho đội tuyển Mỹ cũng được mệnh danh là Nitouryu. Cầu thủ ấy tên là Ootani Shohei.
Ảnh: https://ja.wikipedia.org/wiki/大谷翔平
Trong môn bóng chày, dù có nhiều vị trí trong sân, nhưng chung quy có hai nhiệm vụ chính đó là phòng thủ và tấn công. Và vị trí quan trọng nhất trong nhiệm vụ chính của bên phòng thủ là Picher – Người ném bóng.
Nếu người ném chuẩn xác thì người đập bóng sẽ không thể ghi bàn, đồng thời chặn đứng đòn tấn công của đối thủ. Vì thế cân nặng của mỗi Pitcher ảnh hưởng rất nhiều đến lực tay và đường bóng. Nếu trọng lượng của người ném không ổn định thì rất khó để cân đối tính chuẩn xác của bóng.
Ngược lại, vai trò chính của cầu thủ bên tấn công cũng chính là người đã đề cập ở trên là đánh bóng. Với cầu thủ đánh bóng giỏi, trái bóng sẽ có lúc bay vượt ra ngoài sân đấu và lên tận khán đài. Sau cú đánh đó, cầu thủ có thể chạy quanh sân trong sự ghen tức của đối thủ và ghi về 1 điểm. Đó gọi là Homerun.
Lưu ý rằng, chỉ có những cầu thủ tấn công giỏi mới làm được điều đó. Vì thế không phải ai dù đã chơi trong giải nhà nghề đều thuần thục hai kỹ năng phòng thủ và tấn công.
Riêng Ootani Shohei thì khác. Anh nổi trội ở cả hai lĩnh vực. Vận tốc ném bóng của anh lên đến 165km/h và cho đến nay, đó là vận tốc ném nhanh nhất Nhật Bản. Nghiễm nhiên, với vận tốc bằng chiếc xe máy chạy vi vu như vậy, không tay đánh bóng nào có thể đỡ được. Nhờ đó mà, những cú Homerun đối với anh không còn là chuyện quá xa lạ.
Không chỉ được săn đón ở Nhật, Ootani còn trở thành hiện tượng chưa từng thấy ở Mỹ. Ném bóng đã giỏi, đỡ bóng lại càng không thể chê. Vì thế mà người ta gọi anh là Nitouryu (二刀流 – Nhị đao lưu) đấy.
Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến cho rằng anh nên tập trung ở vai trò Pitcher mà thôi. Tuy nhiên, Ootani lại nỗ lực cho cả thế giới thấy, anh có thể làm được cả hai bằng thành tích vượt trội.
Nhân đây cũng bật mí thêm, nhờ vào “Nhị đao lưu” ấy mà thu nhập của Ootani đã ngày càng “vút” lên không tưởng:
Năm 2013 15,000,000 Yên
Năm 2014 30,000,000 Yên
Năm 2015 100,000,000 Yên
Năm 2016 200,000,000Yên
Năm 2017 270,000,000Yên
Con số 0 ngày càng tăng lên chóng mặt phải không nào?
Tuy năm 2018, đánh dấu một chặn đường mới của Ootani khi nhập quốc tịch Hoa Kỳ và chuyển sang thi đấu cho đội tuyển Mỹ. Trong tương lai dự đoán rằng sẽ có nhiều bước tiến mới mẻ trên con đường sự nghiệp của chàng Nitouryu “lừng danh”.
Và tất nhiên, mức lương đối với cầu thủ nhà nghề Mỹ cũng vượt trội hơn hẳn. Ví như Pitcher Nhật Bản – Tanaka cũng đang hoạt động tại Mỹ cho hay, mức lương dành cho hợp đồng 7 năm là 16.000.000.000 Yên. Thế nhưng, với tài năng của Ootani thì thu nhập mà cậu nhận được chắc chắn vượt qua con số này.
Nói thêm rằng, Ootani – senshuu chỉ mới 23 tuổi. Còn cả một chặn đường dài có thử thách cam go, có hoa hồng thảm đỏ dành cho tài năng có 1-0-2 này.
Những ai đã là Fan của Nhị đao lưu trong lịch sử Nhật Bản, nhất định hãy dõi theo một lần “Nhị đao lưu” thời hiện đại để xem “cậu bé” 23 tuổi sẽ làm được những gì trong tương lai nhé!
Kengo Abe
Bóng chày và những điều thú vị
Nhắc đến bóng chày Nhật Bản, cả thế giới đều biết đến những cái tên này
Chưa trải nghiệm hết những điều này chưa gọi là xem bóng chày thực thụ